Giống như vạn vật, thương hiệu cũng có những giai đoạn phát triển của riêng nó. Đến một giai đoạn nào đó việc thương hiệu trở nên “già cỗi” là không thể tránh khỏi. Vậy tại sao có những thương hiệu tồn tại hàng trăm năm mà vẫn không có dấu hiệu “già đi”? Bí quyết hồi xuân nằm ở quy trình thiết kế thương hiệu. Để thu hút thế hệ Gen Z, thương hiệu của bạn phải đủ sự tươi mới và thú vị. Trong bài viết này, hãy cùng TELOS tìm hiểu định nghĩa về cách thiết kế một thương hiệu, cũng như tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bài viết liên quan:
Phải chăng thiết kế thương hiệu của bạn đã quá “già” để tiếp cận gen Z?
Nội dung
1. Thiết kế thương hiệu là gì?
Branding design (hay thiết kế nhận diện cho một thương hiệu) là hoạt động giúp hình ảnh thương hiệu trở nên đẳng cấp, thu hút và nhất quán hơn. Nếu thương hiệu của bạn đã cũ thì thiết kế nhận diện sẽ giúp thương hiệu trở nên tươi mới, thể hiện giá trị và mục tiêu mà thương hiệu hướng tới.
Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong quá trình thiết kế thương hiệu. Ảnh hướng đến chiến lược xây dựng thương hiệu tổng thể của công ty, mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với các đối thủ.
Bản chất cốt lõi quan trọng nhất của một bộ nhận diện thương hiệu chính là tính độc quyền, các thành phần thiết kế phải thể hiện sự thống nhất và duy nhất. Sau khi chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm, hãy cùng TELOS xác định xem thiết kế nhận diện thương hiệu thật sự là làm những công việc gì. Bắt đầu với:
1.1. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu (corporate identity)
Là tập hợp tất cả các hình ảnh về doanh nghiệp, tập đoàn và công ty. Đây là công cụ chính giúp người làm marketing, truyền thông dùng để xây dựng và duy trì bản sắc, cá tính riêng của doanh nghiệp.
Hệ thống nhận diện giúp thương hiệu duy trì màu sắc thống nhất trong các hoạt động truyền thông
1.2. Thiết kế thương hiệu (brand Identity)
Là hoạt động tạo ra các yếu tố giúp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào trong nhận thức của khách hàng qua các giác quan. Giúp thương hiệu của bạn dễ dàng nhận ra khi đứng chung với các thương hiệu khác. Một bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ giúp cho khách hàng nhận ra thương hiệu ngay lập tức mà họ không cần tốn thời gian suy nghĩ. Một số yếu tố của bộ nhận diện thương hiệu như:
- Tên gọi
- Màu sắc
- Logo
- Slogan
- Các yếu tố mỹ thuật, đồ họa
- Bao bì
- Business Card
- Và còn nhiều thứ nữa…
2. Tại sao thiết kế nhận diện thương hiệu lại quan trọng?
2.1. Xây dựng tính cách cho thương hiệu
Thương hiệu chưa bao giờ là danh từ dễ hình dung với mọi người. Việc tạo ra một tính cách cho thương hiệu của bạn chính là cách dễ nhất để khiến cho nó dễ nhận ra trong tâm trí người tiêu dùng. Nhận diện thương hiệu là sự thể hiện trực quan các giá trị và “tính cách” của thương hiệu. Về cơ bản việc sử dụng hệ thống màu “chuẩn chỉnh” cũng có thể đem lại những cảm xúc cụ thể cho khách hàng mục tiêu của bạn.
Sở hữu tính cách riêng, khác biệt giúp thương hiệu dễ ghi dấu ấn với người dùng
Một ví dụ trong lĩnh vực thức ăn nhanh, các thương hiệu trên thị trường như KFC, Lotte, Burger King, MCDonald… họ sử dụng tone màu đỏ và vàng làm màu chủ đạo cho tất cả các thiết kế của họ. Một nghiên cứu tại AJPH (tạp chí y tế công cộng Hoa Kỳ) đã khẳng định, màu đỏ thể hiện sự nhanh chóng, cấp bách đúng như tính chất của thức ăn nhanh. Màu vàng gây nên cảm giác thèm ăn của con người, đồng thời cũng tạo nên cảm giác vui tươi và thú vị. Kết hợp lại thì đây là màu sắc chính xác mà một thương hiệu thức ăn nhanh muốn cho khách hàng của họ nhìn nhận. Thú vị, nhanh chóng và vui tươi.
2.2. Tính nhất quán
Việc phát triển hệ thống thiết kế thương hiệu mang tính nhất quán không chỉ trong khía cạnh thiết kế mà còn là thông điệp mà thương hiệu truyền tải. Mỗi khía cạnh trong truyền thông phải gắn kết và tạo nên một hệ thống nhất. Khi đấy khách hàng của bạn sẽ có một cái nhìn gắn kết về thương hiệu.
2.3. Khác biệt hóa
Bộ nhận diện giúp cho thương hiệu khác biệt với đối thủ. Định vị thương hiệu thích hợp, thiết kế nhận dạng thương hiệu chuyên nghiệp, sáng tạo có thể giúp bạn nổi bật với khách hàng tiềm năng trong thị trường cạnh tranh.
2.4. Nâng cao nhận thức của khách hàng
Thời đại của thông tin không có chỗ cho những thương hiệu nhạt nhòa trong mắt khách hàng. Branding design giúp đảm bảo rằng thương hiệu sẽ luôn đứng đầu trong nhận thức của khách hàng (top of mind). Thương hiệu của bạn càng có nhiều điểm chạm với khách hàng thì sẽ tăng khả năng chuyển đổi.
Nhận thức khách hàng là mục tiêu đầu tiên phải đạt được trong một chiến dịch branding
2.5. Lòng trung thành
Đây là đỉnh cao của một bộ nhận diện tốt. Khi đó, khách hàng không chỉ ủng hộ mà còn trung thành với thương hiệu của bạn, cho phép mối liên hệ giữa khách hàng và thương hiệu. Nền móng cho nhiều chiến lược truyền thông sau này.
3. Những đối tượng nào cần thiết kế nhận dạng thương hiệu
Hiện nay thiết kế nhận diện thương hiệu không chỉ dừng lại ở quy mô công ty, doanh nghiệp mà còn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực từ hội nhóm, câu lạc bộ, một đội bóng hay chỉ với chính cá nhân chúng ta.
3.1. Personal branding design
Chúng ta thường lầm tưởng rằng branding design chỉ là việc của các doanh nghiệp và công ty có sản phẩm dịch vụ cụ thể. Có thể sẽ đúng nếu như bạn sống vào 20 năm trước. Giờ đây việc thiết kế personal branding là hết sức quan trọng, đặc biệt với những ai muốn tìm kiếm cho mình một công việc ưng ý. Đã không còn giai đoạn chỉ cần một template CV trên mạng thì bạn đã có thể tìm được một công việc tốt. Điều đó rất khó xảy ra ở thời điểm hiện tại.
Ở thời điểm hiện tại, việc xây dựng thương hiệu cá nhân là cần thiết và rất quan trọng
Chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ: Bạn là sinh viên mới ra trường chuẩn bị xin việc, sau nhiều vòng phỏng vấn cuối cùng công ty phân vân giữa bạn và một ứng viên khác. Cả 2 đều học cùng trường, cùng ngành và điểm số tương đương nhau. Tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở việc thiết kế thương hiệu cá nhân.
Nếu như bạn là người luôn tích cực xây dựng thương hiệu của mình đến với công chúng, còn người còn lại mới “chân ướt chân ráo”. Thì quá rõ ràng, bạn sẽ là người được chọn.
Trong trường hợp bạn mong muốn khởi nghiệp, thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn có được sự uy tín trong mắt các đối tác, khách hàng, khiến cho con đường của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Xây dựng thương hiệu hiện tại đã không còn là câu chuyện của doanh nghiệp, chính bản thân chúng ta cũng phải xây dựng cho mình một hệ nhận diện riêng.
3.2. Thiết kế thương hiệu với doanh nghiệp
Không có thương hiệu, Domino chỉ là một trò chơi, Apple cũng chỉ là một loại trái cây và google cũng chỉ là một từ vô nghĩa. Người tiêu dùng sẽ không thể phân biệt được đâu là lifebuoy, đâu là sunsilk, dove khi lựa chọn thương hiệu dầu gội đầu. Vì thế, việc xây dựng thương hiệu là điều bắt buộc không thể bỏ qua.
Vậy tại sao giữa vô vàn sản phẩm giống nhau trên thị trường, người tiêu dùng vẫn dễ dàng nhận ra được sản phẩm mà họ mong muốn. Chúng ta sẽ xem qua ví dụ sau:
Lấy 2 thương hiệu đã không còn xa lạ gì với chúng ta: Milo và Ovaltine, 2 kỳ phùng địch thủ về thức uống dinh dưỡng. Nếu lần đầu tiên biết đến và trải nghiệm 2 sản phẩm này, trừ các chuyên gia thì đa số mọi người đều không thể phân biệt được sự khác nhau. Các nhà quản trị thương hiệu đã tạo ra “linh hồn” cho thiết kế thương hiệu của họ để giúp người dùng phân biệt với đối thủ còn lại trên thị trường. Milo định vị họ là thức uống “dành cho nhà vô địch”, với tone màu xanh thể hiện sự năng động, chinh phục, đứng đầu. Ngược lại Ovaltine khẳng định “không cần vô địch, chỉ cần trọn vẹn niềm vui”, sử dụng tone màu đỏ thể hiện sự nhiệt huyết, năng nổ khám phá xung quanh.
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần sở hữu một nền tảng thiết kế thương hiệu vững chắc. Hiện nay, nhiều nhà lãnh đạo vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc này. Đối với các doanh nghiệp đó, chỉ cần một vài chiến dịch chạy quảng cáo, một website đăng sản phẩm là đã có thể kinh doanh.
Một nền tảng thiết kế thương hiệu tốt có thể mang lại nhiều lợi ích hơn nhiều người vẫn nghĩ
Nếu doanh nghiệp không biết phải bắt đầu từ đâu, cách tốt nhất hãy tham khảo một dịch vụ xây dựng thương hiệu bởi các Agency uy tín. Các chuyên gia trong ngành sẽ tư vấn và định hình chiến lược phát triển hiệu quả hơn.
4. Thương hiệu của bạn có thể tiếp cận được Gen Z?
Các doanh nghiệp ngày nay sẽ phục vụ nhóm khách hàng Gen Z. Đây là nhóm nhân khẩu với hành vi khác hoàn toàn với các thế hệ tiền nhiệm. Vì thế, các chiến dịch truyền thông cũng như thiết kế thương hiệu nhằm phục vụ Gen Z ngày càng trẻ hóa hơn.
Một thực trạng ngày nay là đa số các thương hiệu vẫn đang giao tiếp với Gen Z bằng ngôn ngữ của Gen X và Y. Điều này gây nên sự mâu thuẫn trong thông điệp truyền thông. Vậy nên các doanh nghiệp cần phải áp dụng các chiến lược dưới đây để làm mới thương hiệu của mình:
4.1. Thay đổi định hướng
Nếu sử dụng chiến lược thay đổi định hướng, doanh nghiệp của bạn có thể mở rộng thị trường hoạt động ra Gen Z hoặc tập trung hoàn toàn vào đối tượng này. Những cư dân bản địa số có hành vi mua hàng, kết nối xã hội và cập nhật tin tức một cách hoàn toàn khác.
Vào năm 2025, Gen Z sẽ chiếm 25% lực lượng lao động ở Việt Nam. Tương đương 15% dân số quốc gia. 143 tỷ USD chi tiêu mua sắm mỗi năm và còn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 1 2 năm tới (theo The State of Gen Z 2019). Vì thế, việc thay đổi định hướng doanh nghiệp nhắm vào đối tượng này là hoàn toàn có cơ sở.
Gen Z giờ trở thành nhóm khách hàng chính trên thị trường tiêu dùng, vì vậy doanh nghiệp cần có chiến lược tiếp cận phù hợp
Dịch vụ xây dựng thương hiệu nhắm vào tệp khách hàng Gen Z không nhiều. Chỉ riêng TELOS là đơn vị tiên phong. Nếu bạn muốn thâm nhập vào thị trường này, đừng ngần ngại liên hệ để chúng tôi tư vấn miễn phí.
4.2. Thay đổi phương pháp truyền thông
Văn hóa Gen Z là một trong những thứ khó hiểu mà không phải những người thế hệ khác có thể dễ dàng tiếp cận. Có thể kể đến một số như văn hóa meme, xem review trước khi mua hàng, văn hóa xài trước trả sau… và rất nhiều thứ kỳ lạ khác. Để thiết kế thương hiệu thành công bắt buộc các doanh nghiệp phải đối đầu khi phục vụ đối tượng này. Từ Brand voice đến key visual, phải thể hiện chính xác những gì mà Gen Z đang sử dụng hằng ngày.
Việc lựa chọn một đội ngũ Gen Z làm truyền thông cho những “người đồng trang lứa của họ” đang là xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp lớn. Họ sẽ am hiểu insight Gen Z để có thể đưa ra các chiến dịch truyền thông thích hợp. Dịch vụ thiết kế thương hiệu của TELOS đang định hướng theo cách thức này.
Hiện nay nhiều thương hiệu vẫn sử dụng Brand Voice của Gen X hoặc Y. Trẻ hóa chúng và truyền thông hướng tới Gen Z. Việc này gây nên sự khó chịu, gượng gạo đến nhóm đối tượng này. Thậm chí, thiết kế nhận dạng thương hiệu của bạn sẽ trở nên hài hước trong mắt họ.
Không ít thương hiệu hiện nay thay đổi brand voice theo nhu cầu người dùng thế hệ gen Z để tăng tương tác
Đội ngũ của TELOS bao gồm những thành viên vừa Gen Y vừa Gen Z, đủ trẻ để nắm được Insight của Gen Z và đủ kinh nghiệm để nhìn nhận về thương hiệu và sản phẩm của khách hàng. Từ đó đưa ra một lộ trình đúng đắn về dịch vụ xây dựng thương hiệu khách hàng hướng về Gen Z.
4.3. Thay đổi sản phẩm/dịch vụ
Đây là chiến lược khá khó để thực hiện. Tuy nhiên nếu thiết kế thương hiệu thành công thì thương hiệu của bạn sẽ có được lượng Fan trung thành cực kì đông đảo. Những sản phẩm hướng tới Gen Z hiện nay thường tập trung ở mảng công nghệ, thời trang, du lịch và F&B. Đây là những lĩnh vực có tuổi đời sản phẩm ngắn, vì thế hoàn toàn có thể áp dụng chiến lược này vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tiếp cận Gen Z.
5. Quy trình thiết kế nhận diện cho thương hiệu tại TELOS
Tại TELOS, chúng tôi cung cấp một quy trình rành mạch về dịch vụ thiết kế thương hiệu. Với mong muốn vẽ nên chân dung cho thương hiệu khách hàng, mục tiêu của chúng tôi hướng đến sự tươi mới cho thương hiệu, khiến thương hiệu khách hàng thu hút đối tượng trẻ hơn, đặc biệt là Gen Z.
- Nghiên cứu về thương hiệu: tìm hiểu chuyên sâu về đối tượng mục tiêu, ngành hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh để bắt đầu sáng tạo.
- Hoạch định tính cách thương hiệu: tạo ra tính cách nhất quán, một nhân dạng duy nhất cho thương hiệu. Định hình kế hoạch truyền thông trong tương lai.
- Thiết kế logo: thể hiện chính xác những gì thương hiệu muốn truyền tải, giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu.
- Xây dựng Branding Direction: không chỉ dừng lại ở việc đặt logo ở mọi ấn phẩm thiết kế, TELOS sẽ xác định cho thương hiệu một lộ trình đúng đắn định hướng đi cho thương hiệu.
- Xây dựng Design System: Ứng dụng những định hướng thành một hệ thống với những quy chuẩn trong những trường hợp cụ thể. Nói cách khác là xây dựng một hệ thống nhất quán trong thiết kế.
- Thiết kế ấn phẩm văn phòng: Thiết kế namecard, folder, phong bì… mang tính đồng bộ nhất quán khi đứng cùng nhưng vẫn nổi bật khi tách rời.
- Thiết kế hiển thị và phục vụ truyền thông: Xây dựng key visual phục vụ các chiến dịch truyền thông như poster, hình ảnh, media video… phục vụ truyền thông on-screen, mạng xã hội hoặc các thiết kế phát sinh cho mỗi sự kiện gián đoạn.
Tại TELOS, chúng tôi cung cấp đa dạng dịch vụ thiết kế và xây dựng thương hiệu
Trên đây là những chia sẻ của TELOS về các vấn đề liên quan đến thiết kế thương hiệu. TELOS tin rằng thiết kế hệ nhận diện là hoạt động quan trọng nhất và khởi nguồn cho chuyến hành trình của thương hiệu. Nếu được đầu tư bài bản, nghiêm túc và nhất quán, thương hiệu của bạn sẽ là một điểm sáng trong tâm trí người tiêu dùng.
Về câu chuyện thương hiệu phục vụ cho Gen Z, TELOS tự tin rằng chúng tôi là đơn vị am hiểu Insight của Gen Z. Vì thế việc truyền thông bộ thiết kế thương hiệu của khách hàng đến đối tượng này là hoàn toàn khả thi. Nếu bạn muốn “làm mới” thương hiệu của mình phục vụ nhóm nhân khẩu này. Đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Nguồn tham khảo:
- Big South Brand
- Simplified
- TBH Creative
- Alpha Publications