Một Meme có giá bán hàng nghìn đô la, hay một bức ảnh hình viên đá với giá bán 1,3 triệu USD. Những NFT Art, những bức ảnh được bán với mức giá “vô lý” như vậy vẫn đang được bày bán tràn lan trên Internet, mở ra một cơ hội kiếm tiền mới cho những người biết thiết kế. Và bạn cũng hoàn toàn có thể tự tạo ra cho mình các tác phẩm NFT tương tự như vậy, hoặc thuê một dịch vụ thiết kế NFT để làm việc đó. 

Trong bài viết lần này, TELOS muốn giới thiệu cho bạn 3 nền tảng design NFT, để bạn có thể thỏa sức đăng bán những tác phẩm của mình hoặc doanh nghiệp.

Bài viết liên quan:

dich-vu-thiet-ke-nft-du-sinh-sau-de-muon-lai-la-mot-trong-nhung-dich-vu-hot-nhat

Dịch vụ thiết kế NFT dù sinh sau để muộn, lại là một trong những dịch vụ hot nhất mà TELOS đang sở hữu

1. NFT Art là gì

Trước khi chúng ta đi vào chủ đề chính về phương pháp thiết kế NFT trên các nền tảng phổ biến hiện nay, hãy cùng tìm hiểu qua một chút về NFT Art. 

NFT là một tài sản kỹ thuật số tồn tại hoàn toàn trên Internet — bạn không thể chạm vào nó, nhưng bạn có thể sở hữu nó. NFT có thể là bất kỳ loại tệp kỹ thuật số nào từ tác phẩm nghệ thuật, bài báo, bài hát hoặc thậm chí là meme chẳng hạn như “Disaster Girl”, bức ảnh gốc được bán với giá 500 nghìn đô la vào đầu năm nay.

NFT Art là một trong vô số những tài sản trên, là tài sản kỹ thuật số phổ biến nhất và dễ dàng để người mới có thể tham gia sáng tạo. NFT có thể là tranh, ảnh, đồ họa graphics hoặc mô hình nhân vật 2D, 3D… Dịch vụ thiết kế NFT tại TELOS có thể tạo ra bất cứ tài sản kỹ thuật số nào.

nft-la-viet-tat-cua-non-fungible-token

NFT là viết tắt của Non-fungible token

2. Ý nghĩa của NFT đối với tác phẩm nghệ thuật

Mặc dù vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi, không thể phủ nhận NFT là một trong những tiềm năng to lớn tạo ra thu nhập cho các nhà sáng tạo nghệ thuật. Bạn có thể tự tạo cho mình các tác phẩm NFT hay thuê dịch vụ thiết kế NFT để bắt đầu tạo ra giá trị. Dưới đây là một số lợi ích khi bạn tham gia tạo NFT cho các sản phẩm của mình.

2.1. Không ai có thể ăn cắp chất xám của bạn

Crypto currency hay còn được gọi với cái tên thân quen hơn là tiền điện tử. Trước khi Crypto currency đầu tiên được tạo ra là Bitcoin thì con người chưa bao giờ thật sự sở hữu một tài sản kỹ thuật số nào. Đa phần chúng đều là tài sản của một nhà cung cấp nào đó và bạn phải trả tiền để sử dụng chúng. 

Dưới góc nhìn của các tác phẩm nghệ thuật, giờ đây bạn hoàn toàn có thể sở hữu tác phẩm nghệ thuật của mình thông qua việc biến nó thành một tài sản thiết kế đồ họa NFT. Bạn có thể toàn quyền về việc cho thuê, bán sản phẩm hoặc trưng bày nó theo cách mà bạn muốn. Tất nhiên là không có bất kỳ sự can thiệp nào của bên thứ 3 (các sàn giao dịch phi tập trung).

moi-nft-la-su-doc-nhat-va-khong-ai-co-the-sao-chep-hay-an-cap-nft-do-ban-tao-ra

Mỗi NFT là sự độc nhất, và không ai có thể sao chép hay ăn cắp NFT do bạn tạo ra

Nhờ cơ chế hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu Blockchain, các nhà thiết kế có quyền sở hữu “hợp pháp” đối với tác phẩm của mình. Blockchain là hệ thống rất khó có thể bị hack. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm tác phẩm của mình không thể bị đánh cắp hoặc copy paste.

Cuối cùng, việc thiết kế NFT sẽ cho phép các nhà sáng tạo đạt được sự công nhận chính thức cho tác phẩm của họ. 

2.2. Một cách để tạo thêm thu nhập

Quay trở lại thời kỳ chưa có Internet, tác phẩm mà các nhà sáng tạo nghệ thuật làm ra là độc nhất. Vì thế thông thường để có thể sở hữu những tác phẩm yêu cầu người mua phải bỏ ra số tiền rất lớn cho các buổi đấu giá. Quay về cuộc sống trên Internet, các nhà sáng tạo hiện nay đã có nguồn thu nhập ổn định hơn nhờ dịch vụ thiết kế NFT nhưng vẫn không thoát khỏi tình trạng “bị người khác xài chùa” các sản phẩm của mình. 

NFT được tạo ra cho phép các nhà thiết kế kiếm thêm tiền từ tác phẩm của họ. Nó được xem là một cách dễ tiếp cận và dễ tạo ra thu nhập. Bạn không cần phải mất thời gian chờ đợi khách hàng thanh toán 50% còn lại của dự án, hay ngồi hàng tiếng đồng hồ để nghe chỉnh sửa hoặc bình luận từ họ, không mất công phải giải thích hoặc trình bày Slide dài chục trang để mô tả về tác phẩm của mình. Vì đơn giản, những ai sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu tác phẩm NFT Design, họ nhận ra được giá trị của nó.

mot-nft-art-da-tung-rat-noi-tieng-va-gay-xon-xao-trong-cong-dong-voi-gia-tri-ngat-nguong

Một NFT art đã từng rất nổi tiếng và gây xôn xao trong cộng đồng với giá trị ngất ngưỡng

Một số cách mà bạn có thể tạo ra thu nhập: 

2.3. Phạm vi tiếp cận toàn cầu

Như đã có một ví dụ ở trên, mỗi tác phẩm nghệ thuật vật lý chỉ có một và chỉ được sở hữu tại một khu vực với một cá nhân hay tổ chức nhất định. Ít có khả năng tiếp cận nhiều người và sản phẩm của  họ cũng ít được biết đến rộng rãi trông cộng đồng. Nhà sáng tạo nào cũng muốn sản phẩm của mình được viral đúng không? Và cứu tinh của họ là sự ra đời của NFT Art giúp cho tác phẩm của nghệ sĩ được phổ biến hơn. Họ có thể chuyển sang thiết kế đồ họa NFT, với phạm vi hoạt động toàn cầu, tạo ra cơ hội cho nhiều nhà sáng tạo có thể nổi danh mà trước đây họ chưa từng nghĩ đến.

xeo-chu-la-mot-hoa-si-nft-noi-tieng-cua-viet-nam-voi-gia-tri-cac-buc-tranh-duoc-dau-gia-len-den-vai-chuc-nghin-usd

Xèo Chu là một họa sĩ NFT nổi tiếng của Việt Nam với giá trị các bức tranh được đấu giá lên đến vài chục nghìn USD

Giống như phương tiện truyền thông xã hội, các nền tảng dành cho thiết kế đồ họa NFT cho phép nhà thiết kế tiếp cận với người xem, khách hàng trên toàn cầu. Điều khó khăn ở đây chính là khả năng chuyển đổi họ từ người xem đến người mua. Việc này đòi hỏi cả khả năng vận dụng Marketing vào trong chiến lược kinh doanh để có thể thu hút khách hàng. Bạn có thể thấy, thị trường này rất tiềm năng nhưng cũng nhiều thử thách cho người muốn tham gia. 

3. Cách thức tạo ra NFT trên cách nền tảng

TELOS nghĩ bây giờ bạn đã sẵn sàng để thiết kế đồ họa NFT, đầu tiên chúng tôi có một thuật ngữ khá thú vị muốn giới thiệu với bạn. 

Mint hay đúc là một thuật ngữ được ví cho hành động tạo ra các tài sản NFT. Hoạt động đúc NFT chủ yếu dựa trên đồng Ethereum, đôi khi cũng là một số Blockchain khác như Binance Smart Chain, Tron, EOS, WAX, Polkadot… 

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào để tạo ra tài sản NFT. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nền tảng hỗ trợ cho bạn. Tuy nhiên trong bài viết này TELOS muốn giới thiệu 3 nền tảng chủ yếu tạo ra các NFT Design mà bất kì Newbie nào cũng làm được. 

3.1. Featured by Binance

Không còn xa lạ gì, Binance là một sàn giao dịch mà ai ai quan tâm đến Crypto hay thị trường đều đã nghe qua về Binance. Nếu bạn chưa biết thì Binance là một sàn giao dịch tiền điện tử có phạm vi toàn cầu, cung cấp nền tảng giao dịch hơn 100 loại tiền điện tử. Kể từ đầu năm 2018 đến nay, Binance được coi là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch.

binance-san-giao-dich-tien-dien-tu-lon-nhat-the-gioi-hien-da-mo-tinh-nang-nft-design

Binance, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, hiện đã mở tính năng NFT Design

Ngày 13/6/2021, Binance giới thiệu nền tảng NFT Design phi tập trung Featured by Binance, đây là nơi mà các nhà sáng tạo có thể giao dịch tài sản kỹ thuật số cũng như sáng tạo ra các NFT cho riêng mình. 

Mục tiêu của nền tảng này là tạo ra cơ hội sáng tạo cho các nhà thiết kế cũng như trương bày các Bộ sưu tập kỹ thuật số của riêng họ. Nền tảng này có đầy đủ từ công cụ giúp đúc, bán và marketing cho các sản phẩm đó. 

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về việc đúc NFT trên Binance bởi độ uy tín của sàn giao dịch này, để bắt đầu thực hiện bạn cần chuẩn bị một số thứ: 

Đầu tiên là hãy đảm bảo ví tiền mã hóa của bạn đã được kết nối với Featured by Binance, có 4 loại ví được hỗ trợ là MetaMask, Binance chain wallet, Torus và Trust Wallet. Dưới đây là các bước thực hiện:

cach-truy-cap-nft-design-tu-giao-dien-app-binance

Cách truy cập NFT Design từ giao diện app Binance

Lưu ý rằng bạn sẽ mất một khoản phí để tạo NFT, chi phí này được tính vào các bước tính toán và xử lý thông tin để tác phẩm của bạn có thể được đăng bán. Featured sẽ nhắc bạn lựa chọn thanh toán qua ví nào trước khi được đúc. Hãy cân nhắc lựa chọn phù hợp. 

Khi tất cả hoàn thành, hãy nhấp vào xác nhận. Bạn đã có được cho mình một NFT. 

Để hình như rõ nhất,  Featured có video giải thích chi tiết từng bước: bạn có thể tham khảo tại  ĐÂY.

3.2.  BakerySwap

Giới thiệu sơ qua về BakerySwap thì đây là sàn giao dịch phi tập trung NFT. Tạo NFT trên BakerySwap khá đơn giản. Bạn chỉ cần có đủ BNB để trả phí đúc và một ví tiền để đựng BNB.

Với BakerySwap, bạn có thể đúc NFT từ file âm thanh, hình ảnh, video hoặc là cả meme. Các bước thực hiện sau đây: 

3.3. Treasureland

Treasureland là một nền tảng dành cho các nhà thiết kế NFT. Treasureland market là thuộc dự án BSC Dego Finance. Treasureland trang bị giao thức kết hợp tài chính phi tập trung (DeFi) và hệ sinh thái NFT. Điều đặc biệt ở Treasureland là bạn hoàn toàn có thể đúc NFT một cách miễn phí, chi phí sẽ do người mua gánh chịu. Tuy nhiên thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định (miễn phí thì luôn đi kèm sự hạn chế mà). Treasureland chỉ hỗ trợ tạo ra các tài sản với định dạng ảnh hoặc gif dịch vụ thiết kế đồ họa NFT. Dưới đây là bước thực hiện:

giao-dien-mua-ban-nft-tren-treasureland

Giao diện mua bán NFT trên Treasureland

4. Ngành nghệ thuật, thiết kế NFT có trường tồn không? 

Có thể khẳng định, tiềm năng của NFT là vô hạn. Với hàng tỷ giao dịch NFT và một cộng đồng công nghệ đứng sau, chúng ta đang thấy NFT đang dần xâm chiếm toàn bộ lĩnh vực công nghệ từ game, tài chính, giáo dục và tất nhiên không thể thiếu nghệ thuật. Các Dịch vụ thiết kế NFT cũng đang trở thành xu hướng và được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng tạo ra các ấn phẩm kỹ thuật số. Chúng tôi biết sẽ còn nhiều bỡ ngỡ cho các bạn mới làm quen 

Các dự án NFT mới đang được đưa lên sàn giao dịch, sự quan tâm ngày càng tăng đối với NFT và liên tục mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Sự phát triển của NFT mở ra một tương lai thu hẹp khoảng cách giữa người mua và người sáng tạo, mang lại giá trị và tính bảo mật cho các tài sản trí tuệ. Mặc dù có dấu hiệu hạ nhiệt vào tháng 4/2022, nhưng với những tiềm năng kể trên. TELOS tin rằng thiết kế đồ họa NFT sẽ sớm bùng nổ trở lại trong tương lai. 

Tuy nhiên, bài viết này không nhằm mục đích khuyến khích các bạn đầu tư, mua bán các sản phẩm NFT. Tiềm năng là vậy nhưng cũng như đa số lĩnh vực mang tính chất giao dịch. Rủi ro khi bạn tham gia đầu tư, mua bán NFT là rất cao. Vì thế, hãy là một nhà đầu tư thông minh. Bất kể vị trí của bạn là nhà thiết kế hay người tham gia trao đổi. Hãy trang bị cho mình thật nhiều kiến thức trước khi bước vào thị trường đầy tiềm năng này bạn nhé!

5. Dịch vụ thiết kế phục vụ NFT tại TELOS

Ở TELOS, là một Creative Agency mới mẻ. Luôn luôn bắt kịp xu hướng để mang tới giá trị cho khách hàng của mình. Sau khoảng thời gian nghiên cứu, thử nghiệm chúng tôi đã tiên phong trên thị trường với dịch vụ thiết kế đồ họa NFT. Với mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm phục vụ cho dịch vụ kinh doanh Digital Product của khách hàng.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp product mong muốn tham gia vào ngành doanh nghiệp triệu đô này. Tuy nhiên thì để tạo ra các tài sản NFT, cần phải có những quy tắc thiết kế và quy trình làm việc riêng. Nếu như công ty của bạn là một Studio Game, bạn muốn tạo ra một tựa game NFT với các nhân vật độc đáo thu hút người chơi và nhà đầu tư? Có thể TELOS sẽ giúp được bạn đấy!

nhung-don-vi-cung-cap-dich-vu-thiet-ke-nft-chat-luong

TELOS là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế NFT chất lượng

Điểm đặc biệt của dịch vụ thiết kế NFT tại TELOS là bạn có thể customize (tùy chỉnh) sản phẩm. Bạn cũng có thể generate ra nhiều sản phẩm để tùy chỉnh nhiều lần. Một điểm mạnh nữa là bạn có thể tái sử dụng sản phẩm bất kỳ lúc nào. Nếu bạn có chơi game, hiểu đơn giản hơn là một nhân vật có thể mặc được nhiều trang phục khác nhau để tạo nên một cá thể khác biệt. 

Kết luận

Trên đây là 3 nền tảng để bạn có thể bắt đầu biến những tác phẩm của mình thành NFT. TELOS tin rằng trong tương lai NFT sẽ là một trong những xu hướng đi đầu. Hãy tham khảo dịch vụ thiết kế NFT tại TELOS để bắt đầu dự án của bạn ngay hôm nay. 

Nguồn tham khảo:

  1. 99designs
  2. Học viện đầu tư tài chính
  3. Treasure Land
  4. Altcoin Buzz
  5. Product Coalition