Mỗi một doanh nghiệp đều gắn liền với thương hiệu của mình. Việc thương hiệu tiến hành thay đổi không đúng lúc đôi khi lại làm mất đi những khách hàng thân thiết. Ngược lại, khi muốn thu hút những khách hàng mới nhưng việc sử dụng thương hiệu cũ có thể không gây ấn tượng với khách hàng. Qua bài viết này, TELOS sẽ chỉ ra doanh nghiệp có nên thay đổi thương hiệu hay không.
Bài viết liên quan:
- Thương hiệu của bạn quá “già” cho phân khúc Gen Z?
- Toàn bộ về tái định vị thương hiệu – làm từ đâu?
- Đưa “Thương Hiệu” về thanh xuân với chiến lược tái định vị
Thay đổi thương hiệu với doanh nghiệp có nên hay không nên?
Nội dung
1. Lý do và tầm quan trọng của việc thay đổi thương hiệu
1.1 Vì sao nên thay đổi thương hiệu?
Thương hiệu được hình thành và củng cố liên tục dựa trên niềm tin của các khách hàng. Vậy trong trường hợp nào thì doanh nghiệp cần thay đổi thương hiệu? Các thương hiệu có doanh thu, thị phần giảm trong thời gian dài là thời điểm mà các doanh nghiệp nên tiến hành định vị thương hiệu của mình theo một hướng mới.
1.2. Tầm quan trọng của việc thay đổi thương hiệu
Tầm quan trọng của thay đổi thương hiệu thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau như: giúp khách hàng nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường ; tạo nên độ tin cậy cho đối tác và khách hàng; tăng khả năng kêu gọi đầu tư cho doanh nghiệp; đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích kinh tế, là một công cụ trong việc bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp bởi các quy định của pháp luật.
Thương hiệu khi thay đổi hợp lý sẽ giúp tăng thêm nhiều khách hàng mới cho doanh nghiệp.
2. Khi nào nên thay đổi thương hiệu?
2.1 Nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng
Việc thay đổi thương hiệu không chỉ đơn giản là thay đổi bên ngoài về màu sắc, kiểu dáng cho logo đẹp hơn mà còn ở bên trong của doanh nghiệp như một định hướng phát triển mới, chiến lược truyền thông, kinh doanh mới,… Vì thế, doanh nghiệp cần thay đổi đồng thời cả bên trong lẫn bên ngoài.
Nhất là những thương hiệu có tên tuổi lâu năm và đã có lượng khách hàng trung thành lớn, doanh nghiệp cần nghiên cứu và phân tích thật kỹ trước khi thực hiện thay đổi này.
Tâm lý của khách hàng thường lo sợ trước những thay đổi mới dù chưa biết được sự thay đổi đó là tốt hay xấu. Vì thế khách hàng kháng cự trong quá trình thay đổi thương hiệu là việc nên xem xét để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp sau này.
Thay đổi thương hiệu phải đối mặt với nhiều rủi ro và cần được phân tích thật kỹ càng trước khi thực hiện.
2.2. Thương hiệu không còn phù hợp
Nếu thương hiệu không gặp bất cứ trở ngại nào và vẫn đang phát triển ổn định thì không nên thay thế thương hiệu hiện tại để tránh việc khách hàng thân thiết phản đối. Ngược lại, với những doanh nghiệp trải qua những biến đổi lớn, thương hiệu không còn thích hợp với doanh nghiệp thì việc thay đổi mang tính ưu tiên hàng đầu.
Ngoài vấn đề ở trên, khi có những thay đổi về lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu phát triển mới trong tương lai,… doanh nghiệp nên tiến hành thay đổi nhận diện thương hiệu nhằm thu hút nhiều khách hàng biết đến doanh nghiệp hơn và đem đến cái nhìn mới mẻ và cái nhìn tổng quát hơn về tầm nhìn và hướng thay đổi của doanh nghiệp.
2.3. Khi thay đổi nên nhất quán bộ nhận diện
Một sai sót thường gặp phải trong quá trình thay đổi thương hiệu chính là việc không thể hiện sự nhất quán trong hệ thống nhận diện sản phẩm của doanh nghiệp. Và điều này sẽ làm giảm hiệu quả trong việc tác động đến cảm xúc, hành vi và thái độ của khách hàng khi thương hiệu bị thay đổi.
Không chỉ thế, các ứng dụng trong bộ nhận diện hoàn chỉnh như: tên gọi logo, biển bảng, nhãn mác, bao bì sản phẩm đều nên được quy chuẩn hóa và nhất quán liên quan đến giá trị cốt lõi, tầm nhìn, tinh thần chung của thương hiệu sẽ đem đến cho khách hàng. Giúp thương hiệu đạt được độ tin cậy cao hơn từ khách hàng.
Thay đổi thương hiệu cần thêm sự nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
2.4. Đồng bộ nhận diện mới
Mục đích chính của thay đổi thương hiệu không chỉ nằm ở việc thay đổi bề ngoài. Việc hoạt động và thay đổi từ bên trong doanh nghiệp mới thu hút được nhiều khách hàng mới cho doanh nghiệp. Vì thế cần phải đưa ra những chiến lược thay đổi, cải cách quy trình hoạt động,… trong nội bộ doanh nghiệp cho phù hợp với nhận diện mới.
Và yếu tố khách hàng có thể dễ dàng thấy được là chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng khi cần tìm kiếm sản phẩm, tiến hành mua bán và giải quyết các vấn đề phát sinh cho khách hàng. Và có khá nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ việc đồng bộ nhận diện mới.
2.5. Tìm tới một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp
Khi thay thế thành một thương hiệu mới, doanh nghiệp sẽ phải đứng trước nhiều rủi ro khi thương hiệu cũ vốn đã quen thuộc trong tâm trí khách hàng. Nhưng nếu nắm bắt được thời điểm thích hợp, việc thay đổi này là một bước ngoặc lớn trong quá trình đưa thương hiệu đến gần hơn với nhiều khách hàng mới. Ngược lại, doanh nghiệp có thể phải chịu cảnh thương hiệu bị xóa sổ hoặc phải về lại với nhận diện cũ.
Vì thế, để hạn chế rủi ro thấp nhất, doanh nghiệp nên tìm những đơn vị tư vấn thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp để tham khảo. Và những người tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những gợi ý về thương hiệu theo những mong muốn thay đổi của doanh nghiệp cũng như đưa ra phương hướng, chiến lược thay đổi một cách chuyên nghiệp và bài bản. Từ đó, khả năng thương hiệu mới thành công sẽ cao hơn.
Với chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp là nơi mà các doanh nghiệp có thể tin tưởng.
3. Khi nào không nên thay đổi thương hiệu
3.1. Thay đổi chỉ vì yếu tố thẩm mỹ
Thương hiệu là yếu tố vốn đi sâu vào tiềm thức của khách hàng khi tìm kiếm và trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp. Nên việc thay đổi thương hiệu chỉ vì yếu tố thẩm mỹ có thể gây ấn tượng lớn đến với khách hàng. Việc ấn tượng này là tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào việc họ đánh giá thế nào về sự thay đổi bộ nhận dạng thương hiệu so với việc thay đổi tính thẩm mỹ của thương hiệu.
Thẩm mỹ là yếu tố khó đánh giá. Do đó thay vì quá chú ý vào tính thẩm mỹ, doanh nghiệp nên chú trọng vào nét cá tính và thông điệp truyền đạt mà doanh nghiệp muốn gửi tới cho khách hàng. Vì thế nếu chỉ thay đổi vì tính thẩm mỹ thì doanh nghiệp nên cân nhắc thận trọng trước khi quyết định.
3.2. Chỉ thay đổi yếu tố nhận diện cốt lõi
Mặc dù quá trình thay đổi nhận diện thương hiệu tiến hành từ bộ nhận diện cốt lõi như logo, slogan, tên gọi của thương hiệu nhưng chỉ những bộ nhận diện cốt lõi thì chưa đủ. Doanh nghiệp nên dành thêm thời gian để tìm ra phương án thiết kế một cách đồng bộ cho bộ nhận diện website, văn phòng, bao bì sản phẩm…
Những yếu tố kể trên thường được khách hàng tiếp cận trực tiếp và thường xuyên trong cuộc sống thường ngày, nhắc nhở mọi người về thương hiệu trên thị trường và tăng khả năng ghi nhớ của khách hàng với doanh nghiệp.
Thay đổi thương hiệu cần thay đổi thêm về các yếu tố như bao bì đóng gói, website,…
3.3. Thay đổi thương hiệu trong thầm lặng
Tuy nhiên, không phải bất cứ thay đổi nhỏ nào trong thương hiệu đều dễ dàng được khách hàng để ý. Vì khách hàng mỗi ngày đều phải tiếp cận với rất nhiều nhãn hiệu, thương hiệu khác nhau. Và gần như không có khả năng nhận thấy được sự thay đổi nếu doanh nghiệp thay đổi thương hiệu trong âm thầm.
Thay vào đó, hãy dùng các phương tiện truyền thông để thông báo và hỗ trợ cho sự thay đổi này được tốt hơn. Việc truyền thông giúp tạo ấn tượng, sự chú ý của khách hàng cũng như sự tò mò về sự xuất hiện của thương hiệu mới.
3.4. Thay đổi thương hiệu đột ngột
Với sự thay đổi thương hiệu bên trong doanh nghiệp, việc nhân viên quá quen với giá trị cốt lõi, định hướng phát triển cũ sẽ khó khăn khi thương hiệu bị thay đổi quá đột ngột. Điều này cần được doanh nghiệp lưu ý khi tiến hành quá trình thay đổi. Về phần khách hàng, sư thay đổi trong thương hiệu dần dần một khoảng thời gian phù hợp có thể mang lại những trải nghiệm mới cho khách hàng trên nền tảng có sẵn.
Những thương hiệu lớn và lâu đời như Nike, IBM, Ford,… đều áp dụng cách tương tự và thay đổi qua nhiều giai đoạn, nhiều năm giúp cho khách hàng không bị sốc cũng như phản ứng mạnh với sự thay đổi vì nghĩ rằng thương hiệu đã được chuyển nhượng cho một thương hiệu khác.
Cần có khoảng thời gian thay đổi dần dần thương hiệu để tránh vấp phải sự phản ứng gay gắt từ những khách hàng thân thiết.
3.5. Xây dựng thương hiệu thiếu bản sắc
Nét tính cách mà doanh nghiệp muốn xây dựng cho thương hiệu cần phải đồng bộ với giá trị nội tại của doanh nghiệp. Tránh việc vẽ lên một hình mẫu thương hiệu nhưng doanh nghiệp không đủ đáp ứng được từ đó gây phản tác dụng trong việc thay đổi thương hiệu.
Xây dựng tính cách cho thương hiệu đã là một việc khó, nếu xây dựng quá nhiều sẽ khó kiểm soát. Nhiều nét tính cách trong xây dựng nhận diện thương hiệu mới không đem lại cho doanh nghiệp một bản sắc riêng đủ để gây được ấn tượng với khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Vì thế doanh nghiệp cần thiết kế thương hiệu sao cho phù hợp.
Thương hiệu thay đổi nên có một bản sắc, dấu ấn riêng để tạo được ấn tượng với khách hàng về doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc thay đổi thương hiệu là quá trình cần được cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Và khi thực hiện việc thay đổi, doanh nghiệp cần lưu ý những yếu tố nên và không nên để đạt được hiệu quả cao là thu hút được thêm nhiều khách hàng mới cũng như tổng quát được những định hướng, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong tương lai.
Qua bài viết trên, TELOS đã phần nào giúp mọi người phân tích những điều nên và không nên khi chuyển đổi thương hiệu. Chúc mọi người có một ngày tốt lành.
Bài viết và hình ảnh được tổng hợp bởi TELOS.