Tầm quan trọng của truyền thông trong đời sống là không thể bàn cãi. Có thể nói trong thời điểm hiện nay, truyền thông đang điều khiển mọi khía cạnh của cuộc sống từ công nghệ, xã hội cho đến thông tin. 

Trong branding, hay cụ thể là thay đổi thương hiệu cũng vậy. Chiến lược truyền thông đóng vai trò cốt lõi trong việc truyền tải thông điệp mới khi thương hiệu quyết định “làm mới”. Vậy lý do gì mà truyền thông lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 

Bài viết liên quan: 

truyen-thong-dong-vai-tro-cot-loi-trong-mot-chien-luoc-thay-doi-nhan-dien-thuong-hieu

Truyền thông đóng vai trò cốt lõi trong một chiến lược thay đổi nhận diện thương hiệu

1. Tầm quan trọng của truyền thông trong nhận diện thương hiệu

Truyền thông là hoạt động quan trọng trong chiến lược Marketing 4P. Truyền thông tập trung vào việc thu hút khách hàng ủng hộ doanh nghiệp, từ đó dẫn đến hành vi chuyển đổi như mua hàng, sử dụng dịch vụ… 

Một chiến lược truyền thông hiệu quả là chiến lược được vẽ ra “trước cả khi” bạn thực hiện việc thay đổi thương hiệu hiện tại của mình. Tại sao mình là nói rằng chiến lược truyền thông nên đến trước? Lý do rất đơn giản: vì cơ bản việc doanh nghiệp làm mới thương hiệu là nhằm mục đích thúc đẩy doanh số và chiếm thị phần. Vậy nên các doanh nghiệp cần “đặt khách hàng làm trung tâm” trong bất kì chiến lược branding nào nếu muốn thành công. 

Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược truyền thông phù hợp với khách hàng mục tiêu trước. Từ đó mới phát triển chiến lược rebrading từ những nền tảng truyền thông.

Truyền thông chính là sợi dây liên kết giữa khách hàng và chiến lược làm mới thương hiệu của bạn. Giúp bạn truyền tải thông điệp mà thương hiệu mới muốn đem đến cho khách hàng. Sự thành công của chiến lược làm mới nhận diện thương hiệu hoàn toàn phụ thuộc vào một chiến lược truyền thông. Vì thế, bạn không chỉ tập trung vào mỗi thay đổi thương hiệu. Bạn cần phải xây dựng một chiến lược truyền thông phù hợp. 

truyen-thong-chinh-la-soi-day-lien-ket-giua-khach-hang-va-chien-luoc-rebranding

Truyền thông chính là sợi dây liên kết giữa khách hàng và chiến lược rebranding

1.1. Cho khách hàng biết lí do vì sao cần thay đổi 

Không phải ai cũng thích sự thay đổi. Đặc biệt là đối với những khách hàng trung thành với thương hiệu. Việc bạn “thay áo” cho thương hiệu của mình một cách đột ngột có thể khiến khách hàng yêu mến thương hiệu cảm thấy khó chịu. Và để tránh điều này, chiến lược truyền thông sẽ là chất xúc tác giúp khách hàng trung thành cảm thấy thương hiệu của mình “có lý do” để làm vậy. Từ đó, bạn có thể giữ được mối quan hệ với khách hàng trung thành. Vừa có thể mở rộng thị phần sang những tệp khách hàng khác. 

Gap – một hãng thời trang nổi tiếng là một trong những ví dụ muôn thuở về Rebranding mà không có bất kỳ kế hoạch truyền thông nào. Kết quả thì ai cũng biết, họ mất hơn 100 triệu doanh thu chỉ sau 6 ngày đổi logo (theo Cubicle Ninjas). Hãy xem lại bài viết Sai Lầm Khi Rebranding khiến thương hiệu của bạn “đi lùi” của chúng tôi để hiểu rõ hơn về sai lầm này của Gap.

Ngoài ra, khi thay đổi thương hiệu mà không có chiến lược truyền thông đủ mạnh. Thì khách hàng không thể biết được thương hiệu của bạn đang có sự thay đổi hay không. Gây nên tình trạng lúng túng giữa khách hàng cũ, khách hàng mới sẽ nhận định thương hiệu của bạn là thương hiệu mới nổi. Việc này không hề tốt chút nào, vì thương hiệu của bạn sẽ phải xây dựng lại niềm tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 

vi-sao-ban-thay-doi-nhan-dien-thuong-hieu-hay-cho-khach-hang-biet (2)

Vì sao bạn thay đổi nhận diện thương hiệu? Hãy cho khách hàng biết 

1.2. Truyền thông đến khách hàng về sự thay đổi này

Sau  khi khách hàng đã biết lý do vì sao bạn thay đổi thương hiệu thì hành động tiếp theo là hướng dẫn khách hàng “cách sử dụng” thương hiệu mới sao cho đúng đắn. Rebranding đồng nghĩa với việc thay đổi về hệ thống nhận diện thương hiệu, brand voice, tầm nhìn, giá trị…mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng. Vì thế, bạn phải hướng dẫn họ sử dụng thương hiệu theo chính xác mà những gì thương hiệu đã đề ra. 

Một thảm họa khá buồn cười thuộc về nhà đài nổi tiếng của Mỹ Animal Planet. Khi họ thay đổi logo của mình mà nhằm mục đích làm mới mà không truyền tải cho khách hàng lý do vì sao nhà đài lại làm vậy. Kết quả từ một brand về “thế giới động vật” chuyển thành brand hoàn toàn lạ lẫm với hiệu ứng ransom note rất khó nhìn. Sau những chỉ trích từ khán giả, hiện tại nhà đài đã đổi logo thành chú voi xanh như hiện nay. 

logo-chinh-giua-la-that-bai-lon-cua-animal-planet-trong-viec-thay-doi-thuong-hieu

Logo chính giữa là thất bại lớn của Animal planet trong việc thay đổi thương hiệu

1.3. Thu hút khách hàng mới – tạo sự tin cậy cho khách hàng cũ

Việc bạn thay đổi thương hiệu nhằm mục đích thu hút khách hàng mới. Mở rộng thị phần từ đó tăng doanh thu của doanh nghiệp. Một kế hoạch truyền thông chuẩn chỉnh sẽ giúp khách hàng mới dễ dàng tiếp cận với thương hiệu. 

Cũng cần lưu ý rằng, những chiến dịch nhằm thu hút khách hàng mới phải đảm bảo dựa theo những gì mà doanh nghiệp đã nghiên cứu. Ở phần 2 TELOS sẽ đề cập đến chiến lược truyền thông tích hợp IMC, giúp bạn vận dụng các công cụ IMC truyền tải đúng thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng. 

thu-hut-khach-hang-moi-tao-su-tin-cay-cho-khach-hang-cu

Thu hút khách hàng mới – tạo sự tin cậy cho khách hàng cũ

1.4. Cho khách hàng biết mục tiêu tương lai

Thay đổi thương hiệu, hệ thống nhận diện là một kế hoạch mang tính chiến lược của doanh nghiệp. Vì thế nó phải mang một ý nghĩa vĩ mô về mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới trong tương lai. Việc này nghe có vẻ không quan trọng, nhưng thực ra lại mang tính quyết định trong việc khách hàng có ủng hộ lâu dài với doanh nghiệp hay không. Khách hàng sẽ không thể trung thành lâu dài với thương hiệu nếu doanh nghiệp đó thiếu đi mục tiêu dài hạn

muc-tieu-cua-doanh-nghiep-co-gan-lien-voi-loi-ich-cua-khach-hang

Mục tiêu của doanh nghiệp có gắn liền với lợi ích của khách hàng?

1.5. Khách hàng sẽ nhận được gì?

Và cuối cùng cũng là lý do quan trọng nhất mà bạn cần phải cân nhắc xây dựng một chiến lược truyền thông. Chính là truyền tải những lợi ích mà khách hàng nhận được trong việc này. Bởi mọi thông tin mà bạn truyền đạt sẽ là vô nghĩa nếu như khách hàng không nhận được bất cứ lợi ích gì từ việc đó. 

2. Chiến lược truyền thông tích hợp IMC

Không gì phù hợp hơn để thông báo với khách hàng thay đổi thương hiệu bằng một chiến lược truyền thông tích hợp IMC. Đây là chiến lược phù hợp với đa số doanh nghiệp vì có thể tùy ý điều chỉnh ngân sách sao cho phù hợp với mục tiêu truyền thông. IMC giúp cho doanh nghiệp định hình mục tiêu, KPI và chiến lược dài hạn sau khi xây dựng lại bộ nhận diện. 

2.1. Vậy chiến lược IMC là gì? 

Trước hết, chúng ta hãy cùng hiểu một xíu về chiến lược truyền thông IMC. IMC (hay viết tắt của Integrated Marketing Communications) là sự phối hợp những hoạt động truyền thông có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, nhằm truyền tải một thông điệp rõ ràng của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu bằng cách sử dụng các công cụ marketing. 

imc-hay-con-duoc-goi-la-chien-luoc-marketing-phuc-hop

IMC – hay còn được gọi là chiến lược marketing phức hợp

2.2. Các công cụ IMC phổ biến

IMC bao gồm các công cụ thực hiện chức năng truyền thông của Promotion (xúc tiến hỗn hợp), là thành tố quan trọng trong mô hình Marketing 4P và là công cụ dễ dàng triển khai trong chiến dịch thay đổi nhận diện thương hiệu.

6 công cụ IMC phổ biến là: Direct Marketing (marketing trực tiếp), Advertising (quảng cáo), Sales Promotion (khuyến mãi), Quan hệ công chúng (PR),  Sponsorship (tài trợ), Personal Selling (bán hàng cá nhân). Tùy thuộc vào mục tiêu truyền thông mà doanh nghiệp muốn đạt được mà ứng dụng từng công cụ khác nhau mà không nhất thiết phải sử dụng tất cả. 

3. Dịch vụ thiết kế nhận diện thương hiệu của TELOS

Thay đổi thương hiệu là một chiến lược dài hạn. Đó là một trong những chiến lược mang tính bước ngoặt của doanh nghiệp. Vì thế, việc lựa chọn Agency cùng đồng hành với doanh nghiệp trên hành trình nhiều thử thách này là điều được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. 

TELOS là đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế nhận diện thương hiệu với quy trình bài bản, mục tiêu hoạt động “vẽ nên chân dung thương hiệu của khách hàng”. Chúng tôi đề cao quá trình nghiên cứu thực tiễn về đối thủ, thị trường, khách hàng trước khi đi sâu vào tư duy thiết kế.

Quy trình sáng tạo, thay đổi thương hiệu của khách hàng tại TELOS.

  1. Nghiên cứu về thương hiệu
  2. Hoạch định tính cách thương hiệu
  3. Thiết kế logo
  4. Xây dựng branding direction
  5. Xây dựng design system
  6. Thiết kế ấn phẩm văn phòng
  7. Các thiết kế hiển thị và phục vụ truyền thông

thay-doi-thuong-hieu-lien-he-ngay-telos

Thay đổi thương hiệu – liên hệ ngay TELOS

Thị trường ngày càng trở nên khó khăn hơn với sự cạnh tranh gay gắt và sự thay đổi hành vi tiêu dùng. Cá nhân doanh nghiệp phải có những biến chuyển trong chiến lược như việc thay đổi thương hiệu sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Theo đó, việc có một chiến lược truyền thông phù hợp giúp cho doanh nghiệp truyền tải đúng thông điệp mà khách hàng mong muốn. Từ đó tạo thu hút thêm nhiều tệp khách hàng hơn. Xem thêm nhiều bài viết về Branding mà TELOS chia sẻ để có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng marketing hiện nay bạn nhé!