Thiết kế thương hiệu là chìa khóa để doanh nghiệp có thể trẻ hóa thương hiệu của mình trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp lâu đời, khi mà thời thế thay đổi và sự ảnh hưởng của công nghệ tác động đến hành vi tiêu dùng. Những chiến lược cũ không thể đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng nữa. Theo đó, thương hiệu cần có nhiều sự đổi mới. Hãy cùng TELOS tìm hiểu, phân tích và đưa ra những bước đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong bài viết này.
Bài viết liên quan:
- Top những ngành già cỗi đang phải phục vụ khách hàng gen Z là chủ yếu
- Đưa “Thương Hiệu” về thanh xuân với chiến lược tái định vị (Phần 1)
Trẻ hóa thương hiệu (hay rebranding) là chiến lược quan trọng giúp lấy lại thị phần
Nội dung
1. Bối cảnh kinh tế
1.1. Thị trường
Sự ảnh hưởng của Covid 19 đã thay đổi hoàn toàn xã hội và cả nền kinh tế hiện nay. Thương mại điện tự đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Theo báo cáo của Shopify, thương mại điện tử đã trải qua sự tăng trưởng với tốc độ của 10 năm chỉ trong 3 tháng. Phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng, là kênh giao tiếp số 1 hiện nay giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều hành một doanh nghiệp mà không có sự hiện diện trên mạng xã hội là vấn đề tối kỵ của doanh nghiệp hiện đại. Do đó, vai trò của thiết kế thương hiệu càng được đề cao.
Biểu đồ về sự tăng trưởng chóng mặt của E-com
1.2. Giới trẻ hiện nay
Giới trẻ hiện đại phóng khoáng hơn trong chuyện mua sắm. Nếu như thời ông cha (thế hệ X hay Baby Boomers) ưu tiên việc tiết kiệm cho tương lai thì giới trẻ hiện đại có xu hướng Yolo (You Only Live Once) trong mọi thứ. Tập trung làm việc và hưởng thụ số tiền mình làm ra và mang lại lợi ích giúp tăng trưởng kinh tế. Nhưng mặc khác, đó lại là thách thức cho những doanh nghiệp không đầu tư vào thiết kế nhận diện thương hiệu.
Bàn một chút về hành trình khách hàng ở thời điểm hiện tại và quá khứ, cùng TELOS xem thử hành trình khách hàng trong quá khứ qua công thức sau:
Công thức 4A – hành trình khách hàng cũ khi chưa có sự tham gia của Internet
Theo đó, khi chưa có sự tham gia của internet, người dùng chỉ trải qua 4 giai đoạn của hành trình khách hàng. Bao gồm giai đoạn Aware (nhận thức về sản phẩm) – Attitude (thái độ đối với sản phẩm) – Act (hành động đối với sản phẩm) và Act Again (hành động lần nữa với sản phẩm). Mô hình này tương đối đơn giản do chưa có sự tham gia của Internet, người tiêu dùng không có nhiều quyết định trong việc chọn mua một sản phẩm. Để cho dễ hiểu, bạn hãy tưởng tượng ngày xưa bạn chỉ có thể mua “đồ ăn vặt” bằng cách đi đến cửa hàng. Vì thế, họ có xu hướng trung thành hơn với những doanh nghiệp có thiết kế thương hiệu ấn tượng.
Quay về hiện nay thì có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể mua đồ ăn vặt cho mình (từ đặt hàng online, đi chợ hộ, hay chỉ cần book grab giao ngay tận nhà…). Sự đa dạng này làm cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, đối thủ cạnh tranh cũng xuất hiện nhiều hơn.
Công thức 5A – được đề cập trong Marketing 5.0 của Philip Kotler
Sự tham gia của Internet giúp cho khách hàng “tinh tế hơn” trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. Họ thích thú với một sản phẩm, nhưng họ thường trải qua giai đoạn “ask” trước khi quyết định mua. Lúc này, Internet giúp họ trả lời những câu hỏi còn thắc mắc về sản phẩm như: “còn nhà cung cấp nào rẻ hơn không? Có sản phẩm nào tốt hơn không? Thương hiệu nào nổi tiếng hơn?”.
Trong giai đoạn này, nhiều đối thủ sẽ tiếp cận khách hàng mục tiêu của bạn và đưa ra những offer “ngon lành hơn”. Lúc này thì vai trò của xây dựng thương hiệu như sợi dây liên kết giữa thương hiệu của bạn và khách hàng. Giúp họ bỏ qua những “deal xịn” từ đối thủ của bạn.
2. Thực tại các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Có một sự thật không mấy tích cực rằng đa số các doanh nghiệp Việt Nam lâu đời đang dần đánh mất vị thế của mình trong mắt người tiêu dùng trẻ tuổi. Những doanh nghiệp già cỗi mà TELOS đã đề cập trong bài viết “Top những ngành già cỗi đang phải phục vụ khách hàng gen Z là chủ yếu” sẽ có câu trả lời cho câu hỏi vì sao những doanh nghiệp không có thiết kế thương hiệu thường bị khách hàng bỏ qua hoặc không ủng hộ nữa.
Tình hình của những doanh nghiệp mới thành lập cũng không mấy khả quan. Sự cạnh tranh gay gắt khiến cho việc mở rộng thị phần trở nên gần như bất khả thi. Ảnh hưởng của thương mại điện tử, truyền thông xã hội đóng vai trò lớn trong việc khách hàng tiếp cận và sử dụng sản phẩm.
Burger king – thương hiệu nổi tiếng vẫn phải thực hiện rebranding để giành lại thị phần
3. Thương hiệu của bạn có đang tương tự?
TELOS xin đưa ra những dấu hiệu sau cho thấy doanh nghiệp của bạn đang dần trở nên kém thu hút trong mắt khách hàng:
- Lượng tương tác trên mạng xã hội giảm.
- Thương hiệu không có một tính cách nhất quán.
- Thiết kế branding không phù hợp. Cũ kỹ hoặc không bắt kịp xu hướng.
- Thương hiệu không có các giá trị, lý tưởng và đặc điểm có thể kết nối được với người tiêu dùng mục tiêu.
- Hình ảnh kém hấp dẫn, không liên quan và không truyền tải được ý nghĩa đến người tiêu dùng.
- Tiếng nói thương hiệu không phù hợp với xã hội hiện đại.
- Thương hiệu chỉ tập trung vào bán hàng mà không đầu tư vào Marketing.
Thiết kế thương hiệu là quy trình quan trọng trong chiến lược marketing tổng thể
4. Chiến lược trẻ hóa thương hiệu – Nên làm từ đâu?
Để có thể thực hiện một chiến lược thiết kế thương hiệu yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều công sức và chi phí. Đây là một chiến lược mang tính dài hạn, cần có sự đầu tư và kiên nhẫn để có thể chiếm trọn niềm tin của khách hàng trẻ tuổi. Chúng tay hãy cùng tìm hiểu về 4 bước thực thi một chiến lược trẻ hóa thương hiệu cơ bản sau.
4.1. Thực hiện chiến lược STP (phân khúc – định vị – mục tiêu)
Chiến lược STP là một trong những chiến lược cơ bản và hiệu quả để doanh nghiệp bắt đầu. Chiến lược này có thể xác định chính xác đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Mô hình STP là một khuôn khổ rộng nhằm tóm tắt và đơn giản hóa quá trình phân khúc thị trường. Giúp cho các nhà kinh doanh mới hoặc không có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu và phân khúc thị trường có thể tiếp cận và thực thi một cách hiệu quả.
Đây là bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất trong quá trình thiết kế thương hiệu. Vì sao ư? Vì mọi bước bạn làm đều nhằm mục đích cuối cùng là phục vụ người tiêu dùng.
Chúng ta cùng phân tích về từng chữ trong STP:
- Segmentation (phân khúc thị trường): Bạn phải xem xét những yếu tố như nhân khẩu học, tâm lý, địa lý, hành vi của người tiêu dùng để biết được đâu là khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng đến. Một sản phẩm không thể làm hài lòng tất cả. Vì thế bạn cần xây dựng chiến lược xoay quanh các phân khúc khách hàng mục tiêu của mình.
- Targeting (nhắm mục tiêu): Tiếp theo, bạn cần quyết định xem đâu là phân khúc mục tiêu mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Một số yếu tố bạn cần xem xét như khả năng sinh lời của từng phân khúc, quy mô và tiềm năng tăng trưởng của từng nhóm khách hàng và doanh nghiệp của bạn có thể phục vụ thị trường này tốt như thế nào. Trả lời được các câu hỏi trên, bạn đã có thể bắt đầu xác định được hướng đi và chiến lược thiết kế thương hiệu của doanh nghiệp trong tương lai.
- Positioning (định vị): Định vị là xác định vị trí của bạn trên thị trường. Bạn cần định vị thương hiệu của mình để nhắm đến những phân khúc khách hàng mục tiêu. Bạn phải có thông tin về đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Sau đó sử dụng các kỹ thuật định vị như lặp đi lặp lại, tạo sự khác biệt với đối thủ hoặc làm cho các đối thủ trở nên giống nhau. Liên quan tới Positioning, chúng mình có bài viết “Đưa “Thương Hiệu” về thanh xuân với chiến lược tái định vị”, trong đó tụi mình có đề cập đến một khái niệm gọi là Perceptual Map, các bạn hãy tham khảo bài viết để xem cách triển khai một kế hoạch định vị hiệu quả.
STP – chiến lược marketing cơ bản dễ triển khai
4.2. Thực hiện định hướng thương hiệu
Sau khi thực hiện STP để tìm ra được phân khúc khách hàng mong muốn. Doanh nghiệp cần rút ra được Insight từ nhóm khách hàng đó. Từ đó tìm kiếm cho mình cơ hội chiến lược thiết kế thương hiệu phù hợp.
Như chúng mình đã đề cập, thương hiệu không thu hút được người tiêu dùng bởi thương hiệu không có các giá trị, lý tưởng và đặc điểm có thể kết nối được với người tiêu dùng mục tiêu. Sự thấu hiểu giữa thương hiệu và doanh nghiệp là chìa khóa giúp một người xa lạ trở thành “khách hàng thân thiết của bạn”.
Định hướng thương hiệu chính là bước giúp bạn tạo ra những kết nối với khách hàng của mình. Hãy xác định xem những thông điệp, sứ mệnh và giá trị mà doanh nghiệp có thể truyền tải,sau đó đưa những ý tưởng đó vào trong chiến lược thương hiệu. Doanh nghiệp của bạn sẽ chiếm được lòng tin từ khách hàng.
4.3. Thực thi thiết kế
Bước tiếp theo chính là thực thi. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp nên tìm kiếm các đơn vị branding phù hợp. Trong đó TELOS với châm ngôn “vẽ nên chân dung thương hiệu” sẽ là đơn vị đồng hành đáng tin cậy trong quá trình thực thi.
Về quy trình tại TELOS. Chúng tôi quan niệm rằng chiến lược rebranding không chỉ là tạo ra logo và một vài thiết kế cơ bản. Chúng tôi đề cao việc nghiên cứu khách hàng, đối thủ và thị trường để nhận định chính xác nhất về vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Từ đó đưa ra chiến lược sáng tạo phù hợp.
Với lộ trình gồm 7 bước giúp doanh nghiệp định hình lại thương hiệu trong mắt khách hàng mục tiêu:
- Nghiên cứu về thương hiệu
- Hoạch định tính cách thương hiệu
- Thiết kế Logo
- Xây dựng Branding Direction
- Xây dựng Design System
- Thiết kế các ấn phẩm văn phòng
- Thiết kế hiển thị và phục vụ truyền thông
TELOS là agency cung cấp giải pháp về thiết kế thương hiệu và định vị thương hiệu tại HCM
4.4. Sử dụng, kiểm tra và đánh giá
Bất kỳ sản phẩm hay chiến lược nào cũng cần có thời gian thẩm định và thử nghiệm. Thiết kế thương hiệu cũng vậy. Khách hàng của bạn cần thời gian để cảm nhận những thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Vì vậy, kiên trì và tiếp tục cải tiến từ cốt lõi chính là chìa khóa để thành công trên thị trường.
Một trong những lưu ý quan trọng chính là hãy lắng nghe khách hàng của bạn. Những thương hiệu lớn trên thế giới vẫn hàng ngày lắng nghe khách hàng của mình. Điển hình như Apple, tuy là một thương hiệu lớn trên thị trường nhưng họ vẫn luôn không ngừng thu nhận ý kiến khách hàng của mình. Trang web https://discussions.apple.com/welcome được tạo ra là vì thế.
Cộng đồng lắng nghe và hỗ trợ người dùng từ Apple
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Thiết kế thương hiệu là chiến lược cần thiết của bất kì doanh nghiệp nào muốn tồn tại trong thời điểm hiện tại. Sự phát triển của thương mại điện tử, mạng xã hội đã khiến cho người tiêu dùng tinh tế hơn trong việc chi tiêu của họ.
Vì thế, doanh nghiệp cần phải thay đổi, thực thi các chiến lược nhận diện thương hiệu để có thể chiếm thị phần, vượt mặt đối thủ trên thương trường. Đón xem thêm nhiều bài viết về Branding của TELOS tại đây.