Trải qua hàng trăm năm lịch sử, bài toán về Rebranding luôn là một vấn đề trăn trở của bất kỳ thương hiệu nào. Thế giới luôn vận hành và chúng ta bắt buộc phải thay đổi nếu muốn thành công trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên vô số thất bại xung quanh câu chuyện tái tạo thương hiệu vẫn thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là từ đâu, phải làm gì để giảm thiểu rủi ro?

Bài viết liên quan:

dau-la-nhung-dieu-doanh-nghiep-bat-buoc-phai-can-than-khi-lam-rebranding

Đâu là những điều doanh nghiệp bắt buộc phải cẩn thận khi làm rebranding

1. Rebranding là gì?

Rebranding là một chiến lược Marketing giúp tạo nên bản sắc mới cho doanh nghiệp, các hoạt động xoay quanh quá trình Rebranding bao gồm thiết kế lại logo, thông điệp truyền tải, hệ nhận diện hoặc Mascot (linh vật thương hiệu). Mục đích của chiến lược này là giúp thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu, xác định lại vị trí của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa Rebranding và Repositioning, cơ bản thì 2 khái niệm này có mối liên hệ với nhau nhưng lại là 2 hoạt động hoàn toàn khác nhau. Rebranding là thay đổi vẻ ngoài của thương hiệu (như hệ nhận diện, logo, màu sắc, thông điệp…). Repositioning là định vị lại thương hiệu, những thay đổi trong chiến lược Repositioning liên quan nhiều đến thị trường và những bản chất bên trong hơn (như cốt lõi sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp…).

rebranding-thien-ve-thay-doi-ve-ngoai-cua-thuong-hieu

Rebranding thiên về thay đổi vẻ ngoài của thương hiệu

Là hoạt động đi kèm nhiều rủi ro, để giảm tỷ lệ “sấp mặt” xuống mức thấp nhất. Điều NÊN là và điều KHÔNG NÊN ở đây là gì?

2. Những điều không nên làm

2.1. Đừng chỉ tập trung vào thay đổi bộ nhận diện

Thay đổi bộ nhận diện hay “bộ áo mới” cho thương hiệu là một phần rất quan trọng trong chiến lược này. Chú tâm vào hoạt động nghiên cứu và thiết kế không bao giờ là thừa, nhưng sẽ thật sai lầm khi bạn nghĩ chỉ cần thay đổi hệ nhận diện là hoạt động Rebranding đã diễn ra thành công. Việc thay đổi thương hiệu phải thúc đẩy một mục đích kinh doanh cụ thể. Vì thế nên cần quá trình nghiên cứu về khách hàng, về sản phẩm.

2.2. Hãy thay đổi – đừng đánh đổi

Đừng nghĩ rằng chạy theo những xu hướng thiết kế mới sẽ giúp thương hiệu của bạn “trẻ hóa” trong mắt người tiêu dùng. Đó là một sự đánh đổi hoàn toàn thất bại, thay vì chỉ chạy theo số đông và đánh mất những giá trị thật sự của thương hiệu. Hãy chú ý lắng nghe người tiêu dùng và xây dựng cho mình một chiến lược Rebranding hợp lý.

gap-la-mot-trong-nhung-dien-hinh-cua-viec-rebranding-khong-co-chien-luoc

GAP là một trong những điển hình của việc rebranding không có chiến lược

Gap, Inc. được biết đến rộng rãi là một thương hiệu quần áo nổi tiếng ở Mỹ. Trị trường của GAP hướng về đối tượng khách hàng người lao động, những người có phong cách thoải mái. Vào khoảng 12 năm trước, Gap đổi logo từ phong cách cổ điển và điềm đạm sang thiên hướng trẻ trung và hiện đại. Ngay lập tức đã nhận được những phản ứng tiêu cực từ phía người tiêu dùng đến mức chỉ 1 tuần sau đó họ quay về logo cũ. Thất bại của GAP là minh chứng cho sự “thay đổi theo số đông và đánh mất những giá trị cốt lõi”.

2.3. Đơn giản thôi – đừng phức tạp mọi thứ

Rebranding là quá trình lâu dài và tiêu tốn nhiều nguồn lực Tuy nhiên hãy nhớ về những quy tắc thời gian, khách hàng chỉ có 5-10s để hiểu logo và xem hệ nhận diện của bạn. Một chiến lược truyền tải quá nhiều thông tin chưa biết đã thành công hay chưa nhưng để khách hàng tiếp cận với nó đã là cả một vấn đề đấy. Vì thế nên hãy giữ mọi thứ ở mức dễ hiểu nhất, đừng truyền tải quá nhiều thông tin. Nên nhớ rằng trong thời đại này, content is king thì keyword is queen.

2.4. Đừng làm mọi thứ cùng lúc

Về phía doanh nghiệp, phân chia giai đoạn và có kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn đạt được mục đích sớm hơn. Chiến lược Rebranding cũng vậy, chia nhỏ ra từng giai đoạn hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát được những gì mình làm. Đừng vừa nghiên cứu thị trường vừa tìm kiếm rebranding agency thiết kế bộ nhận diện. Nhân viên của bạn không được ngủ đâu.

my-thuat-bui-la-mot-trong-nhung-du-an-rebranding-thanh-cong

Mỹ thuật Bụi là một trong những dự án rebranding thành công được thực hiện bởi TELOS

Về phía khách hàng: Một thương hiệu được tạo thành từ nhiều điểm tiếp xúc giúp củng cố nhận thức về thương hiệu trong tâm trí của họ. Nhưng trong trường hợp thương hiệu thay đổi quá nhiều các điểm tiếp xúc đó, khách hàng sẽ rối trong quá trình họ tương tác với thương hiệu.

Tóm lại 1 câu: thương hiệu bị mệt – khách hàng bị ngộp, vậy nên từ từ thôi.

2.5. Đừng để đối thủ cạnh tranh là lí do

Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn, khi lý do chính mà các thương hiệu xây dựng chiến lược Rebranding chỉ vì họ không muốn bị bỏ lại so với đối thủ. Tuy nhiên lấy đối thủ làm lý do cho việc bạn “Chau chuốt” thương hiệu của mình là một điều hoàn toàn sai lầm. Thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng bị cuốn theo đối thủ, nói một cách khác là bạn dễ có xu hướng bắt chước đối thủ của mình, họ làm gì mình làm đó. Điều này dẫn đến hệ lụy rất lớn, thương hiệu sẽ mất đi những bản chất vốn có của nó. Hình ảnh xây dựng hàng năm qua sẽ bị nhìn nhận khác đi và thương hiệu của bạn sẽ mãi là kẻ đi sau.

Hoạt động Rebranding chỉ nên diễn ra khi khách hàng của bạn cần một cái gì đó mới mẻ và chính bản thân thương hiệu nhận thấy rằng đã đến lúc “mua áo mới”. Đừng suy nghĩ “họ cũng vậy nên tôi cũng thế”, hãy làm những gì tốt nhất cho khách hàng. Hãy để những giá trị, tầm nhìn, triết lý của thương hiệu “cùng tần số” với khách hàng. Chiến lược của bạn sẽ thành công.

2.6. Đừng quên buổi ra mắt

Hãy nhớ giới thiệu sự thay đổi của bạn đến khách hàng và một buổi ra mắt hay họp báo là sự lựa chọn không tối. Nếu bạn là thương hiệu nhỏ chưa có nhiều nguồn lực cho hoạt động này, hãy thông báo với khách hàng trên các nền tảng Digital Marketing. Gây chú ý và dẫn dắt họ đến những thông điệp mà bạn muốn truyền tải.

dong-lao-la-mot-trong-nhung-du-an-viral-tren-mang-xa-hoi

Đông Lào là một trong những dự án viral trên mạng xã hội được thực hiện bởi TELOS

Bạn có thể tham khảo thêm về dự án Đông Lào tại đây: https://donglao.online/

2.7. Đừng quên hỏi ý kiến khách hàng

Khách hàng là thượng đế mà, không hỏi thượng đế thì đi hỏi ai bây giờ. Cho nên hãy hỏi khách hàng của bạn trước khi bắt tay vào quá trình “thay áo mới”. Có một điều khá là khó khi mà thượng đế hay ngại lắm, vì thế ngài ấy không thích nói nhiều. Ngài chỉ đưa ra những gợi ý và bạn bắt buộc phải tìm ra những “insight” phía sau gợi ý của ngài. Để làm được điều này thì hoạt động R&D (research and development) sẽ giúp ít bạn rất nhiều đấy, đừng bỏ qua nhé.

2.8. Đừng tồn tại song song giữa mới và cũ

Khi thay đổi bộ nhận diện, hãy thực hiện hoạt động ra mắt 1 lần duy nhất với đầy đủ những yếu tố trong hệ nhận diện của bạn. Đừng để Website là logo mới mà bao bì trên sản phẩm là logo cũ. Đây là một điều tối kị, khách hàng sẽ bị mâu thuẫn và quá trình tiếp nhận thông tin của họ về thương hiệu sẽ bị ngắt quãng. Trong thời đại thông tin hiện nay, thông tin bị ngắt quãng là thông tin bị lãng quên.

3. Vậy làm gì mới được?

3.1. Cần có sự nghiên cứu chuyên sâu

Không phải nghiên cứu riêng về một khía cạnh nào cả, quá trình này cần sự nghiên cứu chuyên sâu về mọi khía cạnh từ vi mô đến vĩ mô. Bạn cần nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu về các phong cách thiết kế, nhìn nhận lại sản phẩm và hàng tá công việc liên quan khác. Tất nhiên việc này mang lại vô số lợi ích, mở ra nhiều hướng phát triển cho thương hiệu. Quá trình này cũng giúp gỡ bỏ nhiều nút thắt trong quá trình thực thi và giúp mọi thứ trở nên trơn tru hơn. 

Hãy tìm kiếm những nhà cung cấp dịch vụ Rebranding, họ sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách bao quát. Từ đó đưa ra chiến lược hợp lý hơn. 

3.2. Nhìn về quá khứ – định hướng tương lai

Những sáng kiến mới đa số đều bắt nguồn từ những giá trị trong quá khứ. Hãy học tập từ người đi trước và bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm trong quá trình Rebranding cho thương hiệu của mình. Hiện đại thì tốt nhưng chưa chắc đã phù hợp, vì thế hãy cân nhắc xem xét những vấn đề xoay quanh tái tạo thương hiệu trong quá khứ đã từng thực thi để có cái nhìn tốt hơn.

3.3. Làm cùng với nhau

Nhân viên của bạn là nguồn tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Tất nhiên việc ra quyết định vẫn là của ban lãnh đạo, nhưng hãy tận dụng ý kiến nhân viên. Bạn sẽ học được nhiều thứ từ họ đấy.

dung-bo-qua-su-ho-tro-quy-gia-tu-nhan-vien-cua-ban

Đừng bỏ qua sự hỗ trợ quý giá từ nhân viên của bạn

3.4. Quản trị rủi ro

Bất kể hoạt động nào cũng vậy, đối mặt với rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Rất nhiều hoạt động Rebranding thất bại trên thế giới (như ví dụ về GAP ở trên). Những thất bại đó đều một phần đến từ việc thiếu hoạt động quản trị rủi ro. Cho dù hoạt động nghiên cứu và phát triển có tốt cách mấy, vẫn luôn tồn tại những ấn số khiến cho cả quá trình “tan thành mây khói”. 

3.5. Nên làm việc với các agency chuyên nghiệp

Các chuyên gia tư vấn dịch vụ rebranding không chỉ giúp thương hiệu của bạn có những hướng đi đúng đắn mà họ còn đảm bảo quá trình “tái tạo thương hiệu” được thực hiện dễ dàng hơn, tránh bỏ qua những bước quan trọng và tránh sai lầm không đáng có.

TELOS cung cấp dụng vụ Branding chuyên nghiệp với mục tiêu làm mới thương hiệu. Khách hàng mục tiêu mà chúng tôi hướng tới cho doanh nghiệp là thế hệ GenZ, những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Nếu bạn có nhu cầu làm Rebranding cho thương hiệu của mình, hãy tham khảo qua dịch vụ thiết kế branding của chúng tôi.

3.6. Bạn đại diện cho vấn đề gì của xã hội

Thương hiệu của bạn phải khiến cho khách hàng “nhận thức” được bạn đang đại diện cho vấn đề xã hội nào. Có thể là môi trường, quyền bình đẳng giới tính, chủng tộc…Các vấn đề về xã hội chưa bao giờ được quan tâm nhiều như ở thời điểm hiện tại. Vì thế thương hiệu của bạn bắt buộc phải đặc trưng bởi một khía cạnh nào đó của xã hội. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ hiện tại không còn là yếu tố kiên quyết để cạnh tranh trên thị trường. Giá trị mà thương hiệu đem lại cho xã hội mới là mấu chốt.

mot-diem-quan-trong-doanh-nghiep-khong-the-bo-qua-chinh-la-trach-nhiem-xa-hoi

Một điểm quan trọng doanh nghiệp không thể bỏ qua chính là trách nhiệm xã hội

3.7. Là một chiến lược dài hạn – phục vụ mục tiêu kinh doanh trong tương lai

Hãy luôn nhớ rằng Rebranding là một chiến lược dài hại chứ không phải là một giải pháp tạm thời cho vấn đề “bị lỗi thời” của thương hiệu. Bạn phải xác định rõ mục tiêu kinh doanh trong tương lai để định hướng tái tạo thương hiệu sao cho phù hợp. Việc này vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau này.

3.8. Xem xét những gì cần thay đổi và những gì cần lưu giữ

Thay đổi và một chuyện, thay đổi thế nào để khách hàng vẫn nhận ra thương hiệu lại là một bài toán phức tạp hơn. Lưu giữ những bản sắc thương hiệu, điều mà khách hàng đã quen thuộc từ lâu. Đừng cố trở thành thứ gì đó mà bạn không thể, nếu cứ tiếp tục thương hiệu của bạn sẽ mãi là cái bóng của kẻ đi trước.

4. Công ty bạn sẽ được gì? Những yếu tố cần cân nhắc trước khi Rebranding

Đúng là Rebranding quan trọng thật đấy, nhưng hãy tự hỏi trước khi đưa ra quyết định “thay áo” cho thương hiệu của bạn nhé. Hỏi một số câu dưới này nè:

Rebranding không chỉ đem lại những lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp mà còn đem đến sự tươi mới cho khách hàng. Là một chiến lược mang tính vĩ mô, hiểu và áp dụng những điều nên và không nên làm sẽ giúp thương hiệu của bạn tiến thêm một bước trong cuộc hành trình chinh phục khách hàng. TELOS xin được đồng hành cùng bạn trên chặn đường đầy thử thách này.

Nguồn tham khảo:

  1. Personadesign
  2. Toptal