Ứng dụng phong thủy trong việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, đẹp – độc – lạ đã là nhu cầu của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt khi các chuyển đổi số đã tạo ra vô vàn cơ hội và thách thức cho thương hiệu xuất hiện và cạnh tranh ở hầu hết các nền tảng điện tử khác nhau.
Bài viết này sẽ tổng hợp tất tần tật những gì bạn cần biết về phong thủy trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.
Bài viết liên quan:
- Bộ nhận diện thương hiệu – sự đồng bộ trong việc ghi dấu ấn với khách hàng
- Như thế nào là một logo tốt
- Phương pháp tăng độ nhận biết cho thương hiệu của bạn
Ứng dụng phong thủy trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp giúp mang lại sự may mắn, thịnh vượng
Nội dung
1. Thương hiệu là gì?
Hiện nay có rất nhiều khái niệm để nói về thương hiệu. Tuy nghiên, để dễ hiểu nhất thì đó là tất cả những yếu tố làm nên sự khác biệt của công ty. Dễ nhận thấy nhất chính là chân dung của doanh nghiệp, như logo, bao bì, màu sắc, chữ cái,…
Bộ nhận diện thương hiệu còn là những khía cạnh mà khách hàng, công chúng có thể cảm nhận được về doanh nghiệp của bạn. Những cảm nhận này bắt nguồn từ đâu? Nó sẽ bắt nguồn từ điểm chạm của khách hàng với các đặc điểm thương hiệu như:
- Trải nghiệm thương hiệu: thông qua thông điệp, câu chữ, hình ảnh,…ở tất cả những nơi có sự xuất hiện của thương hiệu.
- Trải nghiệm mua sắm và dịch vụ: tại trang mua hàng, điểm bán thông qua tư vấn, dịch vụ hậu mãi,…
- Trải nghiệm tiêu dùng khi khách hàng trực tiếp sử dụng sản phẩm.
2. Tại sao mỗi doanh nghiệp cần có một chân dung thương hiệu khác biệt
Nếu doanh nghiệp có một bức chân dung riêng, ấn tượng, dễ ghi nhớ và thống nhất với toàn bộ thương hiệu thì sẽ mang lại mức độ nhận hiệu cao hơn. Đây là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều muốn. Tại sao?
Giá thiết kế bộ nhận diện thương hiệu luôn khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải bất ngờ. Tuy nhiên, nó cũng có lý do chính đáng cho điều đó!
Vì thương hiệu có độ phủ và nhận diện cao sẽ được khách hàng nhớ đến đầu tiên trong tâm trí, mang lại lợi thế cạnh tranh và khả năng bán được hàng cũng tốt hơn. (Tất nhiên rồi! Nếu họ không biết, không nhớ bạn là ai, bạn quá lu mờ trước những cái tên khác thì hẳn, họ cũng không không chọn sản phẩm của bạn, trừ khi bạn may mắn!).
Nếu thương hiệu của bạn có bộ nhận diện thương hiệu không mấy khác biệt và nổi bật, hay rườm rà khó hiểu thì làm sao để gây được ấn tượng và khiến người khác phải nhớ?
3. Phong thủy trong đặt tên thương hiệu
Gương mặt của mỗi người đều có những nét đặc trưng riêng, kèm theo đó chính là các yếu tố phong thủy mà nó “đi kèm” (hay còn gọi là nhân tướng). Không phải tự nhiên mà phong thủy lại được áp dụng từ cổ chí kim vào nhiều khía cạnh của đời sống, xây dựng, kinh doanh.
Lý thuyết về phong thủy cũng rất rộng và nhiều vấn đề khi áp dụng vào thực tế. Do đó thiết kế bộ nhận diện thương hiệu theo phong thủy là điều không dễ dàng. Bắt đầu với công tác “đặt tên”!
3.1. Cần chú ý gì khi đặt tên thương hiệu?
Trong phong thủy, các từ ngữ đều có ngũ hành riêng của nó. Chỉ dựa trên yếu tố này thôi chúng ta cũng biết tầm quan trọng trong việc phù hợp giữa tên doanh nghiệp và chủ thương hiệu đó.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm phác họa thương hiệu của Telos, có các vấn đề cơ bản về bộ nhận diện thương hiệu cần đặt ra như:
- Tên như vậy đã dễ hiểu, dễ nhớ và dễ phân biệt với đối thủ cạnh tranh chưa?
- Tên được đặt có phù hợp với ngành nghề kinh doanh không?
- Tên thương hiệu có tương hợp với chủ doanh nghiệp không?
- Tên thương hiệu và logo đã cộng hưởng với nhau chưa?
Mỗi một chữ cái đều có ngũ hành và con số của riêng nó – yếu tố mà khi đặt tên thương hiệu theo phong thủy cần phải biết.
3.2. Cách đặt tên và quy luật đặt tên theo phong thủy
Dựa vào các yếu tố bản mệnh của người chủ doanh nghiệp, các chữ cái và các thành phần trong tên khi đặt ra và ghép lại cần tạo ra được vận khí, may mắn, tài lộc. Điều cơ bản nhất có thể được bàn khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và đặt tên là chữ cái bắt đầu của tên. Như đã nói ở trên, mỗi chữ cái có ngũ hành riêng của nó.
- Hành kim: C,Q,R,S,X
- Hành mộc: G,K
- Hành thủy: Đ,B,P,H,M
- Hành hỏa: D,L,T,V,N,J
- Hành thổ: A,Y,E,U,O,I
Các yếu tố về ngũ hành trong tên cần có mối quan hệ tương hợp khi đứng kế nhau.
Một điều hẳn người Việt nào cũng từng nghe qua, chính là mỗi con số đều có ý nghĩa, hay yếu tố phong thủy của riêng đó. Về khía cạnh này trong đặt tên phong thủy, chúng ta sẽ cân nhắc đến tổng số nét trong tên để xem nó có mang lại may mắn, tài lộc hay không?
Tất cả mọi thứ vẫn chưa dừng ở đó, sẽ còn nhiều vấn đề hơn nữa được đặt ra khi chúng tôi tư vấn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho bạn!
3.3. Cần tránh gì khi đặt tên thương hiệu
Để nói về sai lầm trong đặt tên thương hiệu là nhiều vô số kể. Vấn đề có thể bắt đầu với tên quá dài, khó hiểu, không phù hợp với ngành hàng, tên phái sinh từ một thương hiệu khác, dùng tên có sẵn,…
Tên thương hiệu còn là bộ mặt đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, bên cạnh logo
Vậy khi khía cạnh phong thủy xuất hiện trong xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, cần tránh vấn đề gì khi đặt tên?
- Yếu tố ngũ hành trong tên tương khắc nhau;
- Âm dương trong tên không hòa hợp;
- Không hợp với mệnh người chủ;
- Tổng số nét trong tên không mang lại may mắn, tài lộc cho doanh nghiệp.
3.4. Yếu tố quan trọng để thương hiệu phát triển mạnh
Thương hiệu mạnh là thương hiệu đầu tiên mà khách hàng nhớ đến. Và bởi vì ở trong tâm trí, nó rất khó để đo lường. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm làm việc của mình, chúng tôi có thể đúc kết ra các yếu tố sau:
- Chiến lược và hình ảnh thương hiệu – Chiến lược bài bản giúp thương hiệu mạnh từ trong ra ngoài;
- Khách hàng – Một thương hiệu bắt đầu tốt lên là khi nó bắt đầu có khách hàng, và khách hàng trung thành;
- Đối thủ – Để bán được hàng chắc chắn sẽ có cạnh tranh, đối thủ trực tiếp là ai sẽ nói cho bạn biết vị thế doanh nghiệp đang ở đâu;
- Tagline, slogan – Là lời hứa của thương hiệu, cần thuyết phục và ghi dấu ấn;
- Truyền thông, tone of voice – Là cách một thương hiệu xuất hiện và tạo điểm chạm với công chúng. Chọn sai kênh, giao tiếp “nhầm” giọng, thương hiệu sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.
Bạn cần phải hiểu doanh nghiệp và chiến lược của mình trước khi tìm đến các dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Nhưng nếu bạn không biết? Đừng lo vì chúng tôi có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn cho bạn!
Nhận diện mạnh, truyền thông tốt chính là chìa khóa thành công cho thương hiệu
4. Phong thủy trong thiết kế logo
Logo – một hạng mục “nặng cân” trong bất kỳ bảng báo giá thiết kế bộ nhận diện thương hiệu nào mà bạn từng nhận được. Và cũng giống như tên thương hiệu, logo tất nhiên cũng có phong thủy.
4.1. Điều kiện cần và đủ khi thiết kế logo theo yêu cầu phong thủy
Yếu tố phong thủy trong logo thể hiện qua: hình dạng, bố cục, chi tiết bên trong, màu sắc,.. Mỗi logo khi được thiết kế bài bản, tuân theo yếu tố phong thủy cần đáp ứng những yếu tố như:
- Đường nét của chi tiết đã hài hòa, tinh tế chưa? Tổng thể cảm xúc, ấn tượng mà nó mang lại cho người nhìn là gì?
- Màu sắc đã phù hợp với tên và chủ doanh nghiệp chưa?
- Đặc tính âm dương, ngũ hành đã hài hòa và cân bằng chưa?
Thiết kế logo thương hiệu riêng nói khó cũng không hẳn khó, nhưng dễ thì chắc là không. Nó là nỗ lực làm việc giữa đội ngũ thiết kế và doanh nghiệp, cân đo đong đếm với nhiều yếu tố khác nhau.
4.2. Thiết kế logo theo ngũ hành
Một logo phong thủy sẽ đáp ứng về âm dương và ngũ hành. Âm dương trong màu sắc được thể hiện bằng: Âm – sắc tối (hấp thụ màu) và Dương – sắc sáng (phản màu). Vậy còn ngũ hành thì sao?
- Thổ: Nâu, vàng, cam (các tông màu đất)
- Kim: Trắng, bạc (các tông lạnh, màu kim loại)
- Thủy: Xanh biển thẫm, đen (các tông màu xanh đậm)
- Mộc: Xanh, lục (các tông xanh nhạt)
- Hỏa: Đỏ, tím (các tông màu nóng)
Trong thiết kế thương hiệu logo theo ngũ hành, màu sắc cần phù hợp với ngành nghề kinh doanh, màu trong logo cần phải tương sinh với nhau về mặt ngũ hành và đồng thời cộng hưởng với màu của người chủ, và âm dương, hình dạng, bố cục.
Thiết kế logo thương hiệu theo phong thủy cần tương hợp với chủ doanh nghiệp qua nhiều yếu tố
- Logo cho mệnh kim: hình tròn, đường cong, hình bán nguyệt, oval hoặc các hình khối của mệnh thổ, tương sinh với kim như: hình vuông, hình thoi. Màu sắc sẽ là các màu bạch kim (trắng, bạc) hoặc màu tương sinh là vàng đất, cam ấm, nâu trầm.
- Logo cho mệnh thủy: hình tự do (nước thì không có hình dạng nhưng đường nét của nó luôn mềm mại) hoặc hoặc các nhìn của yếu tố tương sinh với thủy là kim. Màu sắc sẽ gồm các tông màu xanh đậm hoặc đen, có thể kết hợp với các màu của nhóm kim.
- Logo cho mệnh mộc: tương ứng với các hình khối có sự chắc chắn, dày dặn như hình trụ, chữ nhật, hình nét dày hoặc các hình thuộc thủy mệnh tương sinh. Khi thiết kế logo chuyên nghiệp cho chủ doanh nghiệp mệnh mộc nên chọn những màu xanh lá, lục hoặc nhóm màu đại diện của mệnh thủy.
- Logo cho mệnh hỏa: các hình khối đại diện cho mệnh hỏa là tam giác, hình cánh buồm, hình tháp hoặc các hình của mệnh mộc. Màu sắc là các tông đỏ, tím, hồng hoặc các tông của nhóm mộc.
- Logo cho mệnh thổ: Các hình đại diện là hình thoi, hình vuông hoặc các hình của nhóm hỏa. Màu chính cho mệnh thổ là vàng, nâu đất, cam ấm hoặc màu của nhóm kim.
Chỉ riêng vấn đề logo theo phong thủy thôi cũng có rất nhiều vấn đề suy nghĩ đúng không? Vậy giá thiết kế logo thương hiệu theo phong thủy có “nhỉnh” một chút hẳn cũng không phải là điều quá khó hiểu.
Nếu muốn được tư vấn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu theo phong thủy, đừng ngần ngại mời chúng tôi đi cà phê bạn nhé!
Và như bạn thấy, để đồng nhất về mặt thương hiệu nhưng vẫn cân bằng về phong thủy là điều không dễ dàng.
5. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu theo phong thủy với Telos
Tóm lại, phong thủy là một yếu tố đáng cân nhắc trong việc hình thành nên các thành phần của thương hiệu (như tên, hình ảnh, logo,…). Và thương hiệu nói chung, hay chân dung thương hiệu nói riêng là một sự đầu tư bền vững, quan trọng khác mà các doanh nghiệp không nên quoa loa.
Nếu bạn muốn có một bộ logo hay cần một bộ nhận diện thương hiệu thật khỏe để chiến trên thị trường? Telos giúp bạn giải quyết tất cả!