Nội dung
1. Tại sao cần có ý tưởng Mascot?
Trong thị trường kinh tế phát triển cạnh tranh như hiện nay, có đến hàng trăm doanh nghiệp cùng thương hiệu ra mắt mỗi ngày. Cùng với đó là hàng ngàn thông tin, hình ảnh, logo, banner. Nhưng khi có quá nhiều thông tin được đưa ra mỗi ngày thì con người ngày càng dễ quên đi những điều mà họ coi là không quá quan trọng, hoặc không mấy ấn tượng. Vì thế các doanh nghiệp cần ngày càng sáng tạo và đổi mới cách để tương tác với khách hàng.
Từ lâu ta có thể thấy rằng, con người rất dễ nhớ về những câu chuyện khơi gợi lại cho họ về những cảm xúc nhất định. Các thương hiệu nổi bật ở trên thị trường hiện nay rất khéo léo trong việc kết hợp những hình ảnh cùng với thông điệp cảm xúc. Và với một nhân vật cụ thể cùng với một câu chuyện có thật, khách hàng có thể ghi nhớ và dễ liên kết với thương hiệu hơn. Vì thế một Mascot có thể làm tốt nhiệm vụ tương tác với khách hàng hơn là những hình ảnh và logo truyền thống.
Để Mascot có được một kết nối cảm xúc tốt với khách hàng thường cần trải qua một khoảng thời gian dài để khách hàng tìm hiểu và gắn bó với chúng. Và để có một Mascot thật thành công thương hiệu cần có phải có một ý tưởng nhất quán, xuyên suốt. Các ý về hình minh họa, thiết kế, bối cảnh, hành động và tương tác của Mascot sẽ được thống nhất để tránh sự thừa thãi trong thiết kế. Bằng cách này, hình tượng thương hiệu cũng sẽ trở nên thống nhất, dễ dàng hình dung hơn khi ta bắt đầu xây dựng nên câu chuyện của thương hiệu.
2. Các dạng hình Mascot thường gặp
Con người luôn có xu hướng nhân hoá (gán hình dạng, tính cách) cho các đồ vật, con vật, hiện tượng tự nhiên… khiến cho các vật thể tưởng chừng như vô tri, vô giác trở nên gần gũi hơn. Các Mascot tận dụng xu hướng này để xây dựng nhân cách, các hành động, cử chỉ cũng như tính cách tạo nên cá tính riêng biệt cho thương hiệu thay vì sử dụng các hình ảnh logo thông thường. Có 3 dạng hình Mascot mà hay thường được sử dụng nhiều nhất chính là: động vật, đồ vật và con người.
3. Mascot là nhân vật đại diện cho cá tính của tổ chức
Nhiều người khi nhìn vào một Mascot sẽ chỉ xem chúng như những thiết kế đơn giản. Nhưng đối với TELOS chúng tôi xem mỗi Mascot như một đại diện cho một thương hiệu đó. Mascot là người đại diện kể nên câu chuyện của thương hiệu, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu đó. Mascot có thể giúp truyền đạt thông điệp một cách tự nhiên, thân thiện hơn. Song không chỉ dừng lại ở thể hiện được tính cách riêng, các nhân vật sẽ được tạo nên một đời sống riêng và một câu chuyện độc lập mà khách hàng chính là khán giả có thể theo dõi được những tình tiết trong câu chuyện hằng ngày của nhân vật đó. Cũng như việc quy tổ chức đó vào trong một cá nhân cụ thể để tương tác với khách hàng sẽ dần xây dựng nên hình tượng đặc trưng cá tính của thương hiệu, tổ chức đó.
4. Các nguồn tạo nên ý tưởng Mascot
Có rất nhiều những nguồn giúp tạo nên ý tưởng của một Mascot.
Đầu tiên phải kể đến sản phẩm của thương hiệu. Mascot sẽ được hình thành dựa trên việc phân tích các đặc tính của sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng, hoặc từ sản phẩm xây dựng một câu chuyện mang giá trị nhân văn. Từ đó, linh vật sẽ mang tính cách đối tượng của người dùng và mang màu sắc riêng của thương hiệu.
Mascot với hình người thật thường được sử dụng khi mục tiêu quảng bá của thương hiệu là một người có thật trong lịch sử như nhà sáng lập, nhân vật lịch sử. Với những thương hiệu hay sản phẩm mới trên thị trường, chưa được nhiều người biết đến thì có thể tham khảo ý tưởng thiết kế logo Mascot dựa trên nhân vật phố biến. Ý tưởng này giúp thương hiệu của bạn nhanh chóng đạt được hiệu ứng lan truyền và được nhiều người biết đến hơn. Hoặc có thể sử dụng chính hình ảnh của người đứng đầu thương hiệu đó để làm đại diện, như thương hiệu gà rán KFC với gương mặt của đại tá Sander- hình ảnh người sáng lập làm linh vật đã làm tăng khả năng nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu.
Ngoài ra Mascot cũng có thể được xây dựng dựa trên những đồ vật, sự vật liên quan hoặc lấy từ chính sản phẩm của thương hiệu. Các đồ vật vô tri vô giác sẽ được nhân hóa và sáng tạo cho nó một ngoại hình, tính cách như một con người. Thương hiệu kẹo M&M đã biến những viên kẹo sắc màu của mình trở thành những nhân vật vui vẻ, có những tính cách khác nhau và câu chuyện riêng biệt. Hay Mascot La`eeb của Fifa world cup chiếc khăn đội đầu của nam giới ở Ả Rập và và biểu tương cho sự trẻ trung và “kỹ năng siêu việt” của các cầu thủ.
Động vật là dạng hình Mascot mà chúng ta được thấy sử dụng nhiều nhất. Vì hình tượng những con vật rất dễ gợi lên những cảm xúc và hình ảnh liên tưởng ở trong tâm trí chúng ta mỗi khi xuất hiện. Cũng có rất nhiều người thoải mái liên kết họ với động vật hơn là với một người xa lạ hoặc một đồ vật vô tri. Có những Mascot động vật sẽ được giữ nguyên hình ảnh thực tế của nó để thể hiện độc nhất đặc tính hoặc một tính năng nào đó. Nhưng thường thì các Mascot động vật sẽ được quy những đặc điểm của con người để mô tả chúng theo một cách sống động hơn. Các Mascot như Mèo mập tham ăn ăn của Baemin hay chú chim Duo khó chịu của ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo gây được tiếng vang lớn và những độ thảo luận nhất định mỗi khi xuất hiện.
Kết Luận
Hình tượng về một Mascot có thể biến hóa đa dạng, có thể là một chú mèo, robot, nhân vật siêu anh hùng,… Điều quan trọng mà thương hiệu cần lưu ý khi tìm ý tưởng để xây dựng nên nhân vật cho chính họ là phải có khả năng miêu tả được những giá trị và điều cốt lõi trong thương hiệu họ, những điểm chạm khác nhau để gia tăng khoảng cách kết nối với khách hàng. Một khi đã xây dựng mối quan hệ tốt, họ sẽ sẵn sàng mua sản phẩm và ủng hộ thương hiệu.
Trên đây là cách mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm ý tưởng cho nhân vật Mascot của mình. Nếu bạn cần tư vấn về dịch vụ Mascot, call hotline 0919 1000 75 (Ms. Yến) / 0949 165 064 (Mr. Nhân) hoặc để lại thông tin tại đây để được hỗ trợ.