Figma là cái tên khá hot hiện nay trong cộng đồng thiết kế chuyên nghiệp. Ứng dụng được nhiều doanh nghiệp, công ty phần mềm sử dụng phổ biến bởi những ưu điểm vượt trội và tính năng độc đáo giúp ích cho thiết kế UI/UX. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ khái niệm Figma là gì? Figma có những ưu điểm, tính năng vượt trội nào? Và nếu có nhu cầu tìm hiểu về khóa học Figma Online từ cơ bản đến thực chiến, hãy cùng TELOS tìm hiểu qua bài viết này nhé! 

Bài viết liên quan:

dau-la-suc-hut-cua-khoa-hoc-figma

Đâu là sức hút của khóa học Figma tại TELOS?

Giới thiệu Figma

Khái niệm Figma là gì? Dùng để làm gì?

Figma là ứng dụng design UI/UX chạy trên trình duyệt (nền tảng website) với các chức năng chính như thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng, thiết kế logo, sticker… và các dự án. Phần mềm thiết kế dạng vector và các dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống máy chủ của Figma cơ bản dựa vào thuật toán đám mây.

Figma Community ra đời như thế nào?

Năm 2015, các nhà sáng lập Figma cho ra mắt phiên bản dùng thử và đã đạt được những thành công nhất định. Với những thành công đã đạt được, năm 2016 Figma chính thức ra mắt phần mềm và dần chiếm được vị trí trong cộng đồng thiết kế.

figma-chinh-thuc-ra-doi-vao-2016

Figma chính thức ra đời vào 2016

Tiếp tục những thành công trước đó, Figma đã không ngừng phát triển và cho ra mắt phiên bản Figma Community. Phiên bản này cho phép các design xuất bản các sản phẩm cho người khác xem và tạo thành một cộng đồng thiết kế gắn kết, học hỏi lẫn nhau.

Ưu điểm khi ứng dụng khoá học Figma online cho doanh nghiệp 

1. Đa nền tảng

Một ưu điểm lớn nhất của ứng dụng Figma là được vận hành trên nền tảng website, chúng hỗ trợ cho cả hệ điều hành Windows lẫn MacOs. Điều này có nghĩa là dù bạn đang sử dụng thiết bị nào cũng có thể thực hiện công việc thiết kế. 

Việc hỗ trợ đa nền tảng giúp cho ứng dụng không bị hạn chế đối tượng sử dụng như các phần mềm khác. Bên cạnh đó, khi học Figma không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình mạnh, dung lượng bộ nhớ lớn… Vì vậy, nếu doanh nghiệp ứng dụng phần mềm Figma Design sẽ không cần phải lo lắng rằng thiết bị của nhân viên có được hỗ trợ hay không bởi chỉ cần mở trình duyệt lên là có thể làm việc. 

2. Xuất file chất lượng cao 

Chất lượng file, hình ảnh là yếu tố quan trọng nhất đối với công việc thiết kế vì vậy chúng thường được các design quan tâm và chú trọng đến. Tương tự như phần mềm Illustrator, hình ảnh được thiết kế trên Figma cũng được vẽ dưới dạng vector do đó bạn không cần phải lo về việc chất lượng hình ảnh bị giảm khi kích thước thay đổi.

voi-figma-ban-de-dang-co-the-xuat-file-chat-luong-cao-duoi-nhieu-dinh-dang

Với Figma, bạn dễ dàng có thể xuất file chất lượng cao dưới nhiều định dạng

Việc hỗ trợ nhiều định dạng hình ảnh khác nhau như JPG, PDF, SVG, PNG… giúp cho xuất file hình ảnh luôn đạt chất lượng cao, rõ nét.

3. Lưu trữ đám mây

Một ưu điểm vượt trội khi học Figma mà các phần mềm thiết kế khác không có được là lưu trữ và chỉnh sửa dữ liệu bằng thuật toán đám mây. Hiểu đơn giản là các thao tác chỉnh sửa và thay đổi nội dung trên Figma sẽ được lưu tự động một cách nhanh chóng như công cụ Google docs và Google sheet. 

Ưu điểm này giúp các design và doanh nghiệp không cần phải lo lắng về việc quên sao lưu hay dung lượng bộ nhớ của máy tính không đủ. Những thao tác sao lưu này sẽ được Figma thực hiện một cách tự động, nhanh chóng và liên tục mỗi khi bản thiết kế bị thay đổi. 

4. Thuận tiện trong việc gửi và nhận feedback với khách hàng

Khi thực hiện dự án trên nền tảng Figma, khách hàng sẽ được trải nghiệm một hình thức làm việc mới chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian hơn. Việc gửi và comment, feedback giữa doanh nghiệp hay cá nhân với đối tác sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

Bạn không cần phải thực hiện nhiều thao tác qua nhiều nền tảng khác nhau như: xuất file từng trang, tải lên công cụ lưu trữ đám mây, gửi qua email… Với việc học Figma online, chỉ cần liên kết dẫn đến bản thiết kế, khách hàng của bạn có thể xem và đưa ra feedback trực tiếp trên bản prototype tại từng screen thiết kế. 

5. Dễ dàng tạo Prototype

Một điểm mạnh nữa mà người dùng không thể bỏ qua là có thể tự trải nghiệm thử thiết kế của mình như thật trên figma bằng cách tạo ra prototype bởi tính năng Smart Animate. Bản mô phỏng thiết kế với animation sinh động và chân thực nhất, giống như đang sử dụng sản phẩm thực tế.

voi-figma-viec-tao-prototype-tro-nen-that-de-dang

Với Figma việc tạo prototype trở nên thật dễ dàng

Doanh nghiệp cũng có thể xem trước hoặc cho khách hàng trải nghiệm thiết kế kế trên thiết bị di động bằng Figma Mirror. Ngoài ra, với thao tác đơn giản là gửi liên kết cho người xem, prototype có thể được xem trực tiếp trên trình duyệt web mà không cần tải phần mềm hay bị giới hạn bởi hệ điều hành.

6. Thiết kế nhiều layout trong 1 sản phẩm 

Các design có thể thoải mái sáng tạo nhiều layout thiết kế cho cùng một sản phẩm mà không cần tạo nhiều tệp mới. Phần mềm figma được tích hợp tính năng quản lý nhiều Artboard vì vậy doanh nghiệp có thể cho khách hàng tham khảo nhiều lựa chọn mà vẫn đảm bảo được tính logic. 

7. Tốc độ xử lý nhanh

Để nói về tốc độ xử lý của Figma, chúng ta có thể kể đến mức độ nhanh chóng thiết lập layout, các phím tắt, điện toán đám mây… Những thao tác thay đổi trên phần mềm đều nhanh chóng ngay khi thao tác kết thúc thì dữ liệu đã hoàn toàn được sao lưu. 

Tốc độ xử lý nhanh của Figma cũng có ảnh hưởng nhất định đến tính nhất quán của ứng dụng. Để hiểu rõ hơn về ưu điểm này, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé!

8. Tính nhất quán (Components)

Tính nhất quán của Figma cho phép design có thể sao chép ra nhiều phiên bản (có thể gọi là bản duplicate) từ giao diện người dùng gốc được thiết kế trước đó. Hiểu đơn giản hơn là từ bản thiết kế gốc, design có thể sao chép ra nhiều phiên bản khác có chức năng và giao diện giống hoàn toàn ở nhiều nơi khác nhau.

figma-components-giup-tao-tinh-nhat-quan-cho-thiet-ke-cua-ban

Figma components giúp tạo tính nhất quán cho thiết kế của bạn

Tính nhất quán của Figma thể hiện rõ hơn ở chỗ khi bản thiết kế gốc có sự thay đổi thì những bản khác cũng sẽ tự động thay đổi theo. Ví dụ như bạn muốn thay đổi module của một giao diện website, bạn chỉ cần chỉnh sửa ở bản component gốc mà không cần phải sửa những bản còn lại. 

6 Tính năng của phần mềm Figma mà Design UI/UX không thể bỏ qua

1. Auto layouts – Bố cục tự động

Tính năng auto layout (bố cục tự động) của Figma giúp design tạo ra component hoặc layout tự động điều chỉnh kích thước theo sự thay đổi của nội dung bên trong. Điều này có nghĩa là khi một chi tiết trong thiết kế bị thay đổi thì các thành phần khác sẽ tự động thay đổi sao cho phù hợp nhất. Designer không phải tốn quá nhiều thời gian cho việc điều chỉnh kích thước toàn bộ bản thiết kế. 

2. Collaboration – Tính cộng tác

Team libraries

Thư viện nhóm là tính năng đặc biệt của figma giúp nâng cao tính chia sẻ và cộng tác giữa các thành viên trong nhóm. Bạn có thể chia sẻ bản thiết kế của mình bằng cách xuất bản file dự án lên thư viện nhóm (team libraries) – nơi mà các thành viên trong nhóm có thể xem, sử dụng và chỉnh sửa nếu cần thiết. 

Nhiều contributors

Cách Figma xử lý nhiều contributors tương tự như cách thức hoạt động của Google.doc, Google.sheet hay thuật toán đám mây. Mỗi tài khoản truy cập vào link dự án sẽ được mã hoá một màu khác nhau và hiển thị gạch ngang trên màn hình.

file-lam-viec-figma-cho-phep-nhieu-nguoi-truy-cap-va-chinh-sua-cung-luc

File làm việc Figma cho phép nhiều người truy cập và chỉnh sửa cùng lúc

Comment

Như đã nói ở trên, tương tự như thuật toán hoạt động của Gdoc, người dùng có thể để lại comment hoặc nhận xét cụ thể tại một vị trí bất kỳ mà bạn muốn thay đổi. Hoặc cũng có thể tag ai đó bằng cách gõ @ và đặt câu hỏi trực tiếp với đối tác. Điều này làm gia tăng tính tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng, công việc sẽ được giải quyết nhanh chóng và thuận lợi hơn. 

3. Nhiều plugin mạnh mẽ

Các plugin tích hợp phần mềm khác được tích hợp mạnh mẽ trong ứng dụng Figma giúp tiết kiệm thời gian thiết kế cho design. Ví dụ với ứng dụng thông thường bạn cần phải thao tác download ảnh trên Unsplash, nhưng Figma đã tích hợp plugin này và bạn chỉ việc mở ra sử dụng. 

4. Community

Hiện nay, cộng đồng người sử dụng phần mềm Figma ngày một lớn mạnh, tính năng community được tạo ra nhằm hỗ trợ các thành phần hoặc công cụ có liên quan đến thiết kế. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt câu hỏi, cộng đồng này sẽ giúp giải đáp các thắc mắc liên quan đến Figma và công việc thiết kế. 

5. Vẽ Vector Network 

Tương tự như phần mềm Adobe Illustrator, Figma cũng có tích hợp phần mềm vector network. Tuy nhiên, nếu sử dụng qua 2 phần mềm bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt. Trên 1 layer, bạn có thể thiết kế phức tạp dùng chung một điểm anchor thay vì phải quản lý nhiều layer cùng một lúc. 

Figma có tích hợp vector network tương tự Adobe Illustrator

Khóa học Figma Online cho đội ngũ UI/UX của doanh nghiệp 

Tại sao Design nên học thiết kế giao diện với Figma?

Nhiều doanh nghiệp phần mềm vẫn đang phân vân về việc có nên nâng cao tay nghề cho đội ngũ UI/UX hay không? Chúng có thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Hãy tham khảo những lợi ích mà khóa học Figma của chúng tôi mang lại ngay dưới đây nhé!

Nội dung khóa học 

Khóa học figma thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng với Figma bao gồm 8 buổi với những nội dung về cả mặt lý thuyết lẫn thực hành. Bạn sẽ được học từ những bước cơ bản đến thực chiến. Dưới đây là những giá trị về khoá học mà chúng tôi mang đến cho bạn: 

Bên cạnh đó, để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng hiện nay chúng tôi có cả hình thức học figma online lẫn offline. Doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. 

So với những phần mềm thiết kế UI/UX khác, Figma cơ bản là phần mềm thiết kế dễ học với giao diện đơn giản, dễ hiểu với hàng loạt tính năng vượt trội. Hy vọng những kiến thức mà TELOS chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu “Figma là gì?” và những ưu điểm của phần mềm này đối với doanh nghiệp. Nếu chưa biết nên học figma online ở đâu thì hãy liên hệ với TELOS để được tư vấn kỹ hơn về khóa học figma online/ offline, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây hoặc tham khảo thêm tại đây!