Sinh ra là một phần mềm chuyên biệt cho thiết kế giao diện web/app và giờ Figma đã cực kì phổ biến. Hãy cùng nhìn lại để xem hành trình từ một công cụ thiết kế thú vị, Figma đã và đang dần trở thành một tiêu chuẩn cho công đồng.

Bài viết liên quan:

figma-mot-cong-cu-tieu-chuan

Figma – Một công cụ tiêu chuẩn

1. Figma là gì?

Figma, một công cụ làm web nổi lên trong tầm 2-3 năm đổ lại đây, giờ đã không còn là một cái tên quá xa lạ trong lĩnh vực thiết kế nói chung và thiết kế giao diện (UI/UX) nói riêng. 

Figma tiện dụng, nắm giữ nhiều ưu thế và là dần chuyển từ một “công cụ trông có vẻ hay ho, thú vị” thành một tiêu chuẩn của thị trường. Giờ đây đối với một người có định hướng thiết kế UI/UX, biết sử dụng công cụ này đã không còn là một lợi thế, mà nó đã trở thành một điều hiển nhiên, cần được trang bị. Sớm thôi, Figma sẽ là một kĩ năng bắt buộc của UI/UX Designer.

figma-khong-con-la-mot-cong-cu-qua-xa-la-voi-linh-vuc-thiet-ke

Figma không còn là một công cụ quá xa lạ với lĩnh vực thiết kế

1.1. Điểm lại các dấu mốc

Trong toàn bộ quá trình phát triển, dấu mốc để đánh dấu những sự vượt lên của Figma thì có rất nhiều. Nhưng phải kể ra một cái quan trọng thì đó là Figma làm được một điều tưởng chừng hơi viển vông – “tạo ra một phần mềm thiết kế có thể sử dụng trực tiếp trên nền tảng web”. 

Khi mọi người, mọi công ty trên thị trường vẫn đang có cái nhìn về các phần mềm thiết kế là các phần mềm phải “vừa mạnh mẽ, vừa tốn nhiều tài nguyên, vừa nhiều chức năng phức tạp”, thì Figma âm thầm tạo nên một cuộc cách mạng khi giản lược các chức năng để chỉ phục vụ chuyên biệt cho thiết kế giao diện. Sau đó họ bưng nó lên web và thay đổi hẳn lối suy nghĩ của người dùng về một công cụ sinh ra để làm “công việc phức tạp” là thiết kế. Giờ đây thì có rất nhiều bên khác cũng đang rục rịch chuyển mình để có thể khiến sản phẩm của mình cũng có thể sử dụng được trên phiên bản web, ít nhất là để không nằm ngoài cuộc chơi. 

vi-the-cua-figma-tang-deu-sau-cac-nam-den-2020-da-chiem-66-thi-phan-thiet-ke-ui

Vị thế của Figma tăng đều sau các năm, đến 2020 đã chiếm 66% thị phần thiết kế UI

Figma sau khi đã làm tốt được vai trò là một người mở đường, họ vẫn tiếp tục làm tốt thêm cho sản phẩm của mình với các bước phát triển khác. Và những ưu điểm đó góp phần làm cho công cụ này vượt lên xa và bỏ các đối thủ còn lại trong cuộc đua chiếm lấy thị phần người dùng.

1.2. Figma tại Việt Nam

Khoảng những năm 2019 trở về trước, Figma vẫn chỉ là cái tên xa lạ với hầu hết mọi người. Những công ty, nhà tuyển dụng và quản lý cũng không có khái niệm gì về sự tồn tại của một công cụ như vậy. Hầu hết thị trường vẫn nghĩ là nếu bạn có tư duy tốt thì phần mềm chỉ là một thứ công cụ giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng thành hiện thực. Công cụ nào thì cũng vậy, và Photoshop hay AI cũng là phần mềm thiết kế nên vậy là đủ.

Tuy nhiên, sự cập nhật và cấp tiến của các nền tảng thiết kế dần khiến mọi thứ thay đổi. Sketch hay Adobe XD cũng đã ra đời và đã được để mắt, cân nhắc tới khi các nhà thiết kế UI/UX tìm kiếm những công cụ phù hợp hơn cho công việc thiết kế của họ. Chỉ đến khi Figma xuất hiện thì mọi thứ mới dần thay đổi. Một trong những điểm then chốt là vì Figma quá dễ tiếp cận.

cong-dong-cung-hoc-figma-voi-gan-14-nghin-thanh-vien-hoat-dong-het-suc-tich-cuc

Cộng đồng “Cùng học Figma” với gần 14 nghìn thành viên hoạt động hết sức tích cực

Kể từ 2020 cho đến nay, công cụ này đã trở thành một công cụ nổi bật, xuất hiện trong hầu hết các đội ngũ thiết kế product, UI hay Web. Figma giống như một “photoshop mới” của lĩnh vực thiết kế giao diện – ai cũng cần phải biết về nó.

Nhìn vào một group cộng đồng như Cùng học Figma, chúng ta thấy mức độ sôi nổi và tinh thần cởi mở, học hỏi của những người dùng Figma ở Việt Nam. Đó là chỉ báo cho thấy mọi thứ đang rất đúng hướng.

2. Các tính chất khiến Figma vượt trội

Chúng ta nói về việc Figma chiếm lĩnh thị trường, Figma trở thành sự lựa chọn hàng đầu hay Figma bỏ xa các đối thủ khác trong cuộc đua thị phần công cụ thiết kế UI/UX. Vậy nếu đi sâu vào phân tích thì nguyên do vì đâu mà Figma lại thu hút người dùng và khiến họ dần dần trở nên trung thành với Figma?

Dưới đây là một số liệt kê mang tính tổng quan:

2.1. Ngôn ngữ thiết kế tập trung vào thiết kế giao diện

Xem một phần mềm như một công cụ thiết kế? Không sai, nhưng chưa đủ. Với một loại hình công việc đòi hỏi nhiều tư duy và cách thức làm việc sáng tạo, có độ ứng biến cao thì phần mềm không còn đơn thuần là một thứ công cụ đơn giản. Nó phải được nhìn theo góc nhìn của một “ngôn ngữ”. Và Figma đã làm rất tốt trong việc xây dựng cho mình một hệ thống ngôn ngữ để người dùng tư duy tập trong vào thiết kế hướng đối tượng, thiết kế có tính hệ thống.

doi-khi-ban-lam-toan-trong-figma-de-thiet-ke

Đôi khi bạn làm toán trong figma để thiết kế

Tính quy luật, ràng buộc và giới hạn là cách Figma định hình người dùng hướng theo mục tiêu thiết kế phục vụ cho giao diện. 

Ví dụ: khi bạn thiết kế với text, Figma không cho phép bạn tự do kéo giãn text, thay đổi kích cỡ mọi thứ một cách thủ công. Công cụ này đòi hỏi bạn phải tư duy rằng text phải được quản lý bằng những thông số, container box,… đây là cách hiểu theo hướng thiết kế giao diện để sản phẩm đầu ra có thể phục vụ cho code.

2.2. Tính giản lược và hệ thống

Trái với phong cách phát triển trước đây của nhiều phần mềm, Figma không cố tích hợp thật nhiều thứ vào để phần mềm có thể thực hiện hết tất cả các chức năng từ đơn giản đến phức tạp. Công cụ này giản lược và giữ lại một nhóm các chức năng tối quan trọng để làm bộ công cụ chính, và nó rất đơn giản.

Figma quy hoạch tiếp các nhóm đối tượng để phục vụ cho một mục tiêu: mỗi một project thiết kế của các UI/UX Designer thành một hệ thống. Các loại hình đối tượng được sinh ra với nhu cầu quản lý thật sự không quá nhiều về số lượng nhưng lại cực kỳ linh động, dẫn đến nó có thể hỗ trợ một lượng cực kì lớn các trường hợp và nhu cầu sử dụng.

su-dong-bo-trong-he-thong-cua-figma

Sự đồng bộ trong hệ thống của Figma

Ví dụ: Các thành phần có thể được định danh để trở thành component và nhân bản ra, khi đó các nhân bản của thành phần sẽ có những chức năng như một phần của hệ thống. Điều này có thể được dùng từ những loại đối tượng đơn giản như hệ thống icon, cho đến những đối tượng phức tạp như một thành phần UI block lớn.

Nhờ sự giản lược và cách quy tập mọi thứ lại một đầu mối như thế này, Figma vừa giúp người dùng dễ tiếp cận, vừa giảm nhẹ hệ thống chức năng để có thể trực tiếp thiết kế trên web.

2.3. Mức độ mở

Vì các đối tượng cốt lõi đã rất giản lược, bộ công cụ chính của Figma rất tiết chế và phục vụ cho những gì nền tảng nhất, thế nên công cụ này khắc phục khuyết điểm của sự đơn giản bằng cách mở rộng và trao quyền phát triển sản phẩm của mình cho… cộng đồng. Figma trở thành một mã nguồn mở để những nhà lập trình, những user có thể tha hồ mò vọc và chơi. Và thế là hệ thống các “đồ chơi” đính kèm của figma ra đời. Các module này hoàn toàn có thể được tháo lắp và khi nào cần thì mới được gọi ra, vậy nên các tác vụ trong Figma trở nên cực kì linh động.

su-dong-bo-trong-he-thong-cua-figma

Plugin – một hệ thống “đồ chơi” linh động và xịn xò của Figma

Bộ công cụ đơn giản của Figma cho phép tạo ra những hình khối đơn giản, nhưng lỡ user muốn thay đổi 100 hình khối đơn giản đó thành các hình ảnh avatar khác nhau? Đừng lo đã có một plugin hỗ trợ. User muốn có thể tìm kiếm 100 dòng text giống nhau trên cả thiết kế? Cũng có ngay một cái plugin độc lập để làm chuyện đó. Plugin nhiều và cực kì đa dạng để phục vụ cho các loại hình nhu cầu rất đặc trưng.

Nếu ví sự phát triển của Figma như cách một chiếc xe chạy trên đường đua, thì việc loại bỏ hết các tính năng thừa giúp xe chạy nhanh hơn, còn việc cho phép tất cả mọi người có thể tạo ra thêm đồ chơi cho chiếc xe cũng như tạo ra một bình nguyên liệu vô hạn từ cộng đồng để giúp chiếc xe ấy tăng tốc liên tục.

2.4. Cộng đồng người dùng

Mức độ mở của Figma sẽ phát huy tác dụng một cách cực đại khi cộng đồng người dùng của công cụ này đông đảo, phong phú và đa dạng. Điều này đang được đảm bảo ở mức độ cao vì cộng đồng Figma ngày càng nở rộng ra cả về số lượng user, người đóng góp, lẫn cách thức mà các user này đóng góp thêm giá trị cho cộng đồng.

Điểm đặc biệt nữa là mức độ tận dụng và đóng góp của bạn cho cộng đồng có thể khác nhau, nhưng ở mức độ nào thì bạn cũng sẽ nhìn thấy được những lợi điểm mà Figma mang lại. Cộng đồng đóng góp phương pháp sử dụng Figma, cộng đồng đóng góp tài nguyên và cộng đồng phát kiến ra những loại công cụ để đẩy nhanh tốc độ xử lý của các user khác.

figma-community-cong-dong-phong-phu-da-dang-va-rat-chat-luong

Figma community – cộng đồng phong phú đa dạng và rất chất lượng

Nếu bạn là một người chỉ vừa tiếp cận với Figma thì chỉ sau một vài thao tác tìm hiểu bạn đã có thể sử dụng công cụ đủ để tạo ra sản phẩm. Nếu bạn hiểu hơn về phần mềm bạn sẽ tìm ra cách để tận dụng tính năng của nó để gia tăng hiệu suất làm việc của bản thân. Và nếu bạn thật sự có thể sử dụng thành thục công cụ này thì bạn sẽ lại càng thấy rõ rệt hơn về mức độ tinh gọn và tiện lợi mà công cụ này mang đến cho bạn.

Tại TELOS, chúng tôi có một khóa học để giúp bạn nâng cao năng lực sử dụng Figma, và nó rất đáng tiền để đầu tư vì tốc độ sử dụng phần mềm của bạn có thể tăng đến 4-5 lần nếu thật sự làm tốt những kiến thức được hướng dẫn.

2.5. Sự phát triển và cập nhật vũ bão

Một điểm thú vị nữa mà Figma có được đó là đội ngũ họ có những cải tiến rất đáng tiền. Sẽ không phải là những màn cập nhật qua loa lấy lệ, mà mỗi một lần update của công cụ này đều mang đến những loại hình công cụ và cách thức làm việc mới, nhanh hơn, gọn hơn và chất lượng hơn version cũ nhiều lần. Những update về component, variant, smart animate và Interactive component, v.v… đều khiến cho người dùng cảm thấy thoải mái và thỏa mãn hơn rất nhiều.

moi-lan-update-figma-dem-lai-rat-nhieu-su-tien-loi-moi-cho-nguoi-dung

Mỗi lần update, Figma đem lại rất nhiều sự tiện lợi mới cho người dùng

Figma có sẵn một vài kênh để User có thể đóng góp yêu cầu về chức năng, vá lỗi và các thảo luận tương tự… và có lẽ họ lắng nghe rất tốt những yêu cầu đó. Thay vì lên bài để than thở và yêu cầu user hiểu cho những khó khăn đội ngũ phát triển gặp phải như một vài công cụ khác, công cụ này cứ thể hiện sự phát triển thông qua các update và nó có tác dụng hơn cả ngàn bài viết PR.

3. Câu chuyện cơ hội và thách thức

Tất nhiên, có được một công cụ ngon lành như Figma thì là một điểm cộng rất lớn. Bạn có thể làm nhanh hơn, hiện thực hóa các thiết kế với năng suất cao hơn, hạn chế rất nhiều sai sót lặt vặt, nhận được nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng và có nhiều cảm hứng hơn. Công nghệ và sự cải thiện được sinh ra là để hỗ trợ cho người làm thiết kế chúng ta mà.

figma-la-cong-cu-giup-ban-lam-viec-nang-suat-hon

Figma là công cụ giúp bạn làm việc năng suất hơn

Song hành với việc có được cho bản thân sự hiệu quả và cơ hội thì đồng thời chúng ta cũng cảm nhận được sự đòi hỏi cao hơn từ thị trường, thách thức từ các bạn bè cùng ngành và đồng trang lứa. Khi Figma và lối tư duy của nó còn là một điều gì mới mẻ, bạn sẽ có cho mình một ưu thế lớn khi may mắn tiếp cận sớm. Khi công cụ này đã trở nên phổ biến và trở thành một tiêu chuẩn, thách thức rõ ràng nhất mà bạn gặp phải chính là phải đạt được tiêu chuẩn đó nếu không muốn bị chậm hơn và kém năng suất hơn thị trường ngoài kia.

Vậy thì dù tại sao không học dùng Figma ngay?