Dù ở bất kỳ lĩnh vực nào thì những bước chân đầu tiên của chúng ta luôn gặp phải nhiều trăn trở và khó khăn. Với vai trò từng là những người mới chập chững bước vào nghề. Đội ngũ UI/UX Designer tại TELOS cũng từng có rất nhiều mối bận tâm và thắc mắc khi lần đầu tiếp xúc với lĩnh vực này. 

Và chúng mình biết rằng, bạn – một người làm nghề tương lai cũng đang mang trong mình những trăn trở đó. Vì thế hôm nay TELOS sẽ bật mí cho các bạn những điều mà bạn sẽ ước rằng nên biết sớm hơn khi bắt đầu.

những điều nghe được khi bắt đầu làm ui/ux designer

Những điều mà mình ước mình được nghe khi bắt đầu 

I. UI/UX Design thật sự là một lĩnh vực riêng

Mặc dù lĩnh vực UI/UX tại nước ta đã bắt đầu trở nên phổ biến từ những năm 2015. Tuy nhiên đến nay thì vẫn còn nhiều người lầm tưởng rằng đây là một nghề đơn thuần là làm cho giao diện đẹp nhất có thể là được. 

UI UX design tại Việt Nam thường được gắn liền với tư duy làm graphic design, mọi người thường muốn mọi thứ phải thật lấp lánh, phải thật nhiều element trên một giao diện để show ra cho khách hàng thấy càng nhiều càng tốt là được. Và tất nhiên, điều này làm cho việc tiếp cận với người dùng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn vì giao diện website hay app của họ thật sự khó sử dụng. 

sự khác nhau giữa ui/ux design và graphic design

UI/UX Design thật sự là một lĩnh vực riêng

Một phần nguyên nhân của việc này là do Việt Nam của chúng ta không phải là một quốc gia đi đầu về việc nghiên cứu người dùng. Dẫn tới việc các trường đại học cũng không đầu tư mạnh vào một lĩnh vực mang đậm tính nghiên cứu thực tiễn như UI/UX Designer. 

Các trường đại học xem UI/UX Design như là một môn học trong chương trình giảng dạy Graphic Design. Việc này đã ghim trong đầu nhiều người rằng những gì liên quan tới “thiết kế” đều liên quan tới việc làm mọi thứ đẹp nhất có thể. Và tất nhiên nó hoàn toàn không đúng đối với lĩnh vực này.

ui/ux designer làm việc với màu

Nhiều người cho rằng Design chỉ là làm việc với màu và chữ

Là những người mới, chúng ta cần phải hiểu được rằng trong UI/UX Design, không phải chỉ đơn thuần là việc phối màu, sắp xếp các element trên một background mà đó còn là khoa học. Còn là sự kết hợp giữa nghiên cứu người dùng và phát triển sản phẩm. 

Nhiệm vụ của UI/UX Designer không chỉ dừng lại ở việc tạo ra hình ảnh và giao diện đẹp mắt. Thay vào đó, họ phải dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu người dùng, hiểu rõ nhu cầu và hành vi của họ, và sau đó thiết kế các trải nghiệm người dùng tối ưu dựa trên những thông tin thu thập được.

ui/ux design nhiều lĩnh vực

UI/UX Design nhiều hơn là đồ hoạ, lĩnh vực này còn là nghiên cứu về con người
(Nguồn: Toptal)

Sự khác biệt giữa UI/UX Designer và Graphics Designer

Là một người mới, đây là toàn bộ thông tin bạn cần nắm để phân biệt rõ:

Về chuyên môn: 

Phạm vi công việc:

ui/ux design liên quan đến việc thiết kế cấu trúc, tương tác, luồng hành vi

Nghiệp vụ của UI/UX Design thường liên quan đến việc thiết kế cấu trúc, tương tác, luồng hành vi
(Nguồn: Webflow)

II. Học công cụ chỉ là nền tảng, cần có thêm tư duy định hướng

“Công cụ chỉ là một phương tiện và UI/UX Design là một con đường.”

Cũng tương tự như bất kỳ lĩnh vực nào. UI/UX Designer cũng có rất nhiều công cụ để có thể bắt đầu tiếp xúc vào ngành. Một công cụ có lẽ không cần giới thiệu quá nhiều – Figma. Đã và đang là điểm chạm đầu tiên của nhiều bạn khi mới bắt đầu. 

khóa học figma dành cho designer/developer

Bạn chưa biết gì về figma? học ngay tại Khóa học Figma dành cho Designer/ Developer đi đầu xu hướng – Telos

Việc học công cụ đầu tiên sẽ giúp cho bạn có một cái nhìn tổng thể về cách mà chúng ta sẽ làm việc khi bắt đầu dự án cùng với đội nhóm hoặc cá nhân. Hay đi vào những câu chuyện sâu hơn như làm sao để tạo một canvas chuẩn cho thiết bị di động, mobile…

Ở thời điểm hiện nay thì nhiều công cụ UI/UX Design được thiết kế để rất dễ sử dụng và tiếp cận, nhưng điều quan trọng hơn là bạn phải hiểu cách áp dụng chúng vào thực tế. Học công cụ không chỉ đơn giản là biết cách nhấp chuột và kéo thả, mà còn là việc phát triển tư duy định hướng và làm việc đội nhóm. 

ui/ux design làm việc với nhiều công cụ khác nhau

UI/UX làm việc với nhiều công cụ khác nhau
(Nguồn: Toptal)

Để làm rõ hơn thì tư duy định hướng UI/UX Designer là khả năng hiểu rõ mục tiêu và sản phẩm bạn đang làm việc. Đó là khả năng xác định vai trò của bạn trong quy trình thiết kế và làm việc một cách có mục tiêu. Khi bạn có tư duy định hướng, bạn sẽ biết cách quy hoạch dự án, cộng tác cùng đội ngũ và sẵn sàng cho những thay đổi trong tương lai. 

Đào sâu hơn về câu chuyện liên quan đến tư duy định hướng khi sử dụng công cụ. Ở đây còn phân ra các cấp tư duy sử dụng công cụ như sau: 

tư duy định hướng trong nghề ui/ux design

Tư duy định hướng trong nghề mới chính là vũ khí lợi hại nhất 

Vì vậy, hãy nhớ rằng học công cụ chỉ là bước đầu tiên. Để thực sự thành công trong lĩnh vực UI/UX Design, bạn cần phát triển tư duy định hướng và học cách xem công cụ như một phần của quá trình tư duy sáng tạo và phát triển sản phẩm. Như bạn thấy trước khi Figma ra đời, nhiều Designer tiền bối vẫn sử dụng Photoshop hay Indesign để thiết kế giao diện đấy thôi. Họ vẫn rất thành công và có tiếng trong ngành. Đơn giản là vì họ có tư duy tốt, và họ có thể làm việc với bất kỳ công cụ nào. 

III. Cần teamwork và rất cần hiểu những vai trò khác trong đội ngũ đang làm gì

Giao tiếp luôn là chìa khóa của mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ gia đình, các mối quan hệ và cả công việc. Biết người biết ta thì trăm trận trăm thắng mà. Vì thế, tinh thần teamwork là rất cần thiết khi chúng ta làm việc. Lời khuyên của mình nếu bạn vẫn là sinh viên thì hãy bắt đầu làm việc cùng với đội nhóm thật nhiều. Dù bạn có là sinh viên ngành gì đi nữa thì kỹ năng Teamwork vẫn luôn là kỹ năng cần thiết nhất khi chúng ta đi làm đấy. 

teamwork trong ui/ux design là thứ không thể thiếu

Teamwork là thứ không thể thiếu trong xã hội hiện đại

Và để teamwork được mượt mà nhất có thể, chúng ta cần hiểu vai trò của từng thành viên trong đội ngũ là gì. Trong một đội nhóm UI/UX Designer, đội ngũ làm việc khá đa dạng và thường bao gồm các thành viên có chuyên môn khác nhau. Việc hiểu rõ và tôn trọng vai trò của từng thành viên trong đội ngũ là một phần thiết yếu để đảm bảo sự hòa nhịp và hiệu suất cao trong quá trình làm việc. Tránh sự xung đột và tối ưu hóa quy trình làm việc một cách hiệu quả nhất. 

hiểu về ui/ux design để đi xa

Hiểu về nhau để đi xa

Nếu bạn chưa biết về một đội ngũ UI/UX Design sẽ gồm những vị trí gì. Hãy đọc bài viết: BẬT MÍ LỘ TRÌNH CỦA UI/UX DESIGNER để có cái nhìn tổng quan nhất. Bạn cần phải hiểu rõ những vị trí trong đội ngũ và những bên liên quan vì lĩnh vực UI/UX Design đặc biệt phức tạp với nhiều vai trò khác nhau. Có người chuyên về nghiên cứu người dùng, người khác chuyên về thiết kế giao diện. Đối với những doanh nghiệp lớn thì họ còn chia ra những vị trí cụ thể hơn như UX Writing hay UI Interaction Designer…

một người có thể làm 2-3 nghiệp vụ khác nhau trong ui/ux design

Trong một đội ngũ có nhiều vị trí, và một người có thể làm 2-3 nghiệp vụ khác nhau

Vì vậy, để có thể giao tiếp tốt với đội ngũ. TELOS nghĩ bạn cần phải có một thái độ làm việc tích cực, khả năng phối hợp và thấu hiểu sâu sắc về mọi khía cạnh vai trò của từng thành viên trong đội ngũ. 

IV. Hiểu được lập trình là một điểm cộng lớn

Nếu như trong một vài năm trước khi lĩnh vực UI/UX Design còn rất khát nhân lực thì yêu cầu về một nhân sự chưa đòi hỏi phải biết về lập trình. Tuy nhiên với một thị trường có nhiều sự thay đổi về mặt công nghệ với sự ra đời của AI hay nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau. Việc này đòi hỏi Designer cần phải có một kiến thức nhất định về lập trình để có thể ứng dụng các công cụ này. 

Quan trọng hơn hết, với một UI/UX designer làm việc hiệu quả với coder thông qua những kiến thức về code thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ lựa chọn ứng cử viên đó thay vì một người chỉ biết về Design. 

ui/ux designer bắt buộc phải hiểu về coder

Hiểu về code là một trong những nền tảng bắt buộc của UI/UX Designer tương lai
(Nguồn: toptal)

Dưới đây là một số lợi ích mà một Designer hiểu code có thể đem lại cho doanh nghiệp: 

ui/ux designer biết code

Designer biết code cứ như hổ mọc thêm cánh
(Nguồn: Webflow)

IV. Cần một mentor phù hợp, không phải người giỏi nhất

Trong hành trình phát triển sự nghiệp, việc có một mentor là một yếu tố quan trọng để hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là tìm kiếm một mentor phù hợp với bạn và với giai đoạn hiện tại của cuộc hành trình. 

Đôi khi, chúng ta có thể bị cuốn hút bởi sự nổi tiếng và kiến thức sâu rộng của những người giỏi nhất, và chúng ta mong muốn họ sẽ là mentor cho mình. Tuy nhiên nhé, sự khác biệt về kinh nghiệm và tầm nhìn có thể khiến cho việc học từ những mentor sẽ trở nên khó khăn. Vì thế, bạn có thể tìm kiếm cho mình một mentor có kinh nghiệm và họ cũng đang đi trên con đường mà bạn đang đi. Giống như là bạn và họ cùng đi từ HCM ra Hà Nội. Họ đã tới được Huế nhưng bạn chỉ mới đi được tới Quy Nhơn vậy. 

mentor là người sẽ định hướng ui/ux design cho bạn

Mentor là người sẽ định hướng bạn một cách rõ ràng hơn

Có một câu nói như thế này “Thường thì học từ người đi trước bạn từ 2-3 năm sẽ là hay nhất.” Tuy nhiên điều này thật sự không dễ khi theo một khảo sát của Tạp chí Forbes, có tới 76% người cho rằng chúng ta cần có một mentor. Tuy nhiên chỉ có 36% người có được sự mentor từ những người đi trước. Những con số trên là dẫn chứng cho việc tìm kiếm một mentor trong lĩnh vực ui/ux designer đi trước 2-3 năm không hề dễ một tí nào. 

Bởi vì những lý do đó, TELOS đi theo tôn chỉ tìm kiếm những giảng viên phù hợp cho từng khóa học. Chúng mình không nghĩ rằng phải mời một chuyên gia hàng đầu của lĩnh vực, nhưng TELOS cần một giảng viên phù hợp với lớp bạn đó đứng và đủ giỏi để có thể giới thiệu về lĩnh vực cho các bạn học viên và hiểu biết nó đủ sâu để dìu dắt học viên đi.

đội ngũ mentor chất lượng TELOS ACADEMY chuyên về ui/ux design

Đội ngũ Mentor chất lượng tại TELOS ACADEMY

V. Học gì cũng được, nhưng cuối cùng vẫn cần tự mình bước đi

Cuối cùng, dù bạn có học từ trung tâm, từ mentor, từ sách, hoặc từ trải nghiệm thực tế, thì bạn luôn luôn là người quyết định quá trình học hỏi và phát triển của mình. Ngành nghề design ux ui cũng như bao nhiêu ngành nghề khác, học là một bước tiền đề, và để đi xa thì vẫn là phải tự đi. Người hướng dẫn có thể tạo cho mình một tầm nhìn, nhưng đặt những bước chân đi thì vẫn phải là mình.

Có lẽ điều mà TELOS chúng mình tự hào nhất là có thể truyền cảm hứng tự học cho các bạn sau khi tham gia khoá học tại TELOS. Bằng cách cung cấp một nền tảng vững chắc, vô số tài nguyên cùng với sự hỗ trợ trọn đời của giảng viên. TELOS xây dựng lên được một mô hình hỗ trợ cho các bạn học viên trên con đường tự học sắp tới sau khi đã tốt nghiệp khoá tại trung tâm. 

học ui/ux design nghiêm túc và tự bước đi

Dù trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn vẫn phải là người tự bước đi

Kết luận

Với những ui/ux designer mới bắt đầu vào ngành,  yếu tố quan trọng là bạn phải có sự hiểu biết rõ ràng về tính riêng biệt của nghề, khả năng học hỏi và áp dụng kiến thức một cách sáng tạo, tư duy hệ thống và hiểu biết về quá trình phát triển một dự án. Điều quan trọng hơn cả là khả năng tự học và tự mình bước đi trong sự nghiệp, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ từ một mentor phù hợp với giai đoạn và mục tiêu của bạn. Hy vọng những chia sẻ trên của TELOS sẽ giúp cho bạn bớt bỡ ngỡ khi bắt đầu bước đi trên con đường riêng của mình.