Thiết kế nhận diện thương hiệu giáo dục khác biệt rất nhiều so với các lĩnh vực khác. Nếu như mục tiêu của ngành bán lẻ là bán được hàng, ngành dịch vụ là phục vụ khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn thì ngành giáo dục yêu cầu sự gắn kết sâu sắc giữa thương hiệu và khách hàng.
Đây là một quá trình không hề đơn giản. Tuy nhiên, không gì là không thể nếu như có một lộ trình đúng đắn và ý tưởng để thực hiện việc đó. Trong bài viết này, TELOS muốn đem đến cho bạn 9 ý tưởng xây dựng thương hiệu ngành giáo dục mà bạn có thể tham khảo.
Bài viết liên quan:
Thiết kế nhận diện thương hiệu ngành giáo dục khác biệt nhiều so với các lĩnh vực khác
Trước hết, chúng ta hãy cùng điểm qua những khó khăn trong quá trình làm Branding ngành giáo dục.
Nội dung
1. Bài toán khó mang tên “Branding ngành giáo dục”
Giáo dục luôn là một ngành có nhiều biến động, từ xa xưa người ta đã xem trọng việc học cũng như các cơ sở giáo dục. Những trường học ngày xưa thường tập trung khai thác vào khía cạnh giảng dạy hơn là xây dựng thương hiệu. Ở giai đoạn này, vai trò của quản trị thương hiệu chưa thật sự được đề cao.
Trong giai đoạn marketing xã hội như hiện nay, vai trò của các cơ sở giáo dục không dừng lại ở việc giảng dạy. Mà còn phải tạo ra sự gắn kết, thấu hiểu, môi trường lành mạnh để khách hàng (học viên) tin tưởng lựa chọn cơ sở giáo dục của họ. Vì thế, vai trò của quản trị thương hiệu luôn được đặt lên hàng đầu.
Marketing hay branding cho ngành giáo dục vẫn luôn là bài toán khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu
Đi cùng với sự phát triển là những khó khăn và thách thức mà những doanh nghiệp giáo dục thường gặp phải, điển hình như:
1.1. Xu hướng giáo dục luôn luôn thay đổi
Trong những năm qua, đặc biệt là sự ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid đã thay đổi hoàn toàn cách mà mọi người nhìn nhận về giáo dục. Hành vi của trị trường thay đổi khi họ bắt đầu chấp nhận rằng việc học online cũng mang lại hiệu quả tương tự nhưng phương pháp học trực tiếp đã diễn ra từ trước đến nay, điều này vô tình tạo nên nhiều thách thức với những cơ sở giáo dục chưa nắm bắt được xu hướng thị trường.
Tuy nhiên việc này đã mở ra nhiều cơ hội cho người làm Branding ngành giáo dục, nhiều phương pháp tiếp cận với khách hàng hơn, nhiều cách thức thực hiện chiến dịch truyền thông. Các thương hiệu giờ đây có thể tiếp cận khách hàng của họ từ khắp nơi trên thế giới mà không bị cản trở bởi vấn đề địa lý.
Đối mặt với nhiều thách thức cũng như cơ hội, các cơ sở giáo dục phải có một chiến lược quản trị thương hiệu hợp lý. Việc thiết kế nhận diện thương hiệu giáo dục hay xây dựng chiến lược content thích hợp là điều cần thiết.
1.2. Nhiều yếu tố cần giải quyết
Không giống với những ngành dịch vụ khác, dịch vụ giáo dục đề cao chất lượng cảm nhận của khách hàng hơn bất kì ngành nghề nào. Khi xây dựng hệ thống giáo dục, không chỉ tập trung duy nhất vào sản phẩm (khóa học) hay chất lượng giảng dạy.
1.3. Đối thủ cạnh tranh cao
Hiện nay như bạn có thể thấy, các trung tâm giáo dục từ chính quy đến dạy nghề hay các trung tâm tiếng anh xuất hiện ngày càng nhiều. Dẫn đến học viên hay phụ huynh có rất nhiều sự lựa chọn. Nếu bạn không khác biệt và nổi bật, cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng gần như là không thể. Yếu tố liên quan đến thiết kế branding đóng vai trò rất lớn đến việc thu hút khách hàng.
Các cơ sở, trung tâm giáo dục mọc lên ngày càng nhiều, sức cạnh tranh ngày càng cao
2. Giải bài toán với 10 ý tưởng xây dựng thương hiệu giáo dục
Branding ngành giáo dục chưa bao giờ là dễ, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta không có hướng giải quyết. Nếu có một chiến lược phát triển phù hợp, thiết kế branding hợp lý thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ có thị phần trên thị trường giáo dục màu mỡ này. Dưới đây là 10 ý tưởng mà TELOS đem đến để bạn có thể áp dụng vào thương hiệu của mình.
2.1. Đầu tư vào Chương trình đào tạo – sản phẩm của doanh nghiệp giáo dục
Ở thời điểm hiện nay thì các phương pháp giáo dục hầu như không có quá nhiều sự khác biệt, các cơ sở giáo dục hiện đại luôn cập nhật và đem đến sản phẩm chất lượng tốt nhất cho khách hàng của họ. Lợi thế cạnh tranh ít nhiều không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sản phẩm mà còn là những yếu tố xung quanh như môi trường, chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng…
Tuy nhiên không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không đầu tư kỹ lưỡng vào chất lượng sản phẩm. Tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” trong mảng giáo dục xảy ra như cơm bữa khiến khách hàng e ngại khi đăng kí vào một trung tâm chưa có thâm niên. Vì vậy, nếu bạn là doanh nghiệp mới, đầu tư vào yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp vẫn là quan trọng nhất khi bắt đầu kinh doanh.
2.2. Tìm kiếm điểm khác biệt của thương hiệu
Trong bài viết Thế nào là chiến lược tái định vị thành công?. TELOS đã đề cập đến một khái niệm gọi là Point of Differents. Đây là công thức giúp bạn tìm kiếm điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Về cơ bản thì những khác biệt nhỏ nhất vẫn có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tìm kiếm điểm khác biệt đó và tập trung khai khác nó, thương hiệu của bạn sẽ nổi bật trên thị trường.
Chỉ khi tìm ra điểm khác biệt của thương hiệu, bạn mới có thể nhìn thấy khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường
Điểm khác biệt này không nhất thiết phải liên quan đến sản phẩm dịch vụ giáo dục của bạn. Lấy ví dụ về Camas School District, một cơ sở giáo dục tại Hoa Kỳ, họ xây dựng cơ sở vật chất theo định hướng làm giảm khí thải carbon ra môi trường. Điểm khác biệt này đã giúp Camas School District được sự quan tâm đông đảo của học sinh, phụ huynh lẫn các cộng đồng bảo vệ môi trường.
2.3. Đồng nhất Concept
Concept trong branding là những ý tưởng, nội dung, hoạt động marketing mang tính chiến lược. Có giá trị xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Không riêng gì ngành giáo dục, mọi ngành khác đều cần có sự đồng nhất về concept. Nhưng trong giáo dục thì concept đóng vai trò đặc biệt. Đồng nhất về concept giúp cho thương hiệu giáo dục truyền tải sâu sắc thông điệp, mục tiêu và định hướng đối với học viên của mình.
2.4. Sử dụng Logo và Tone màu phù hợp
Một Logo có ý nghĩa sẽ làm nổi bật tính cách và thông điệp muốn truyền tải. Ý tưởng thiết kế ở đây là để khác biệt hóa bản thân, trong khi vẫn tạo ấn tượng phù hợp đối tượng học viên mà bạn hướng tới.
Tone màu chính là thứ đập vào mắt của khách hàng, đối với lĩnh vực giáo dục. Tùy vào chuyên ngành mà cơ sở giáo dục của bạn đào tạo. Hãy chọn ra những màu sắc phù hợp với ngành nghề của mình. Nếu bạn chưa biết lựa chọn màu sắc nào là phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp để thiết kế nhận diện thương hiệu giáo dục, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
2.5. Đầu tư vào Content
Giáo dục chính là mảnh đất có thể khai thác nhiều thể loại nội dung nhất, content về ngành giáo dục đầy rẫy trên mạng xã hội với đủ thể loại. Content ở đây có thể bắt nguồn từ sinh viên, cựu sinh viên, hoạt động ngoại khóa, sự kiện… Biết tận dụng những tài nguyên có sẵn này là một lợi thế lớn để thương hiệu của bạn trở nên khác biệt trên thị trường. Đừng để những giây phút học tập vui chơi trở nên lãng phí, hãy tận dụng tất cả và biến nó thành câu chuyện thú vị để truyền tải đến khách hàng mục tiêu của bạn.
Làm content cho thương hiệu giáo dục, bạn phải biết cách kể những câu chuyện truyền cảm hứng
2.6. StoryTelling – nghệ thuật không thể thiếu khi xây dựng thương hiệu giáo dục
Ngành giáo dục là nơi đề cao cảm xúc, trí tuệ và sự gắn kết. Không gì có thể tuyệt vời hơn để có thể kết nối giữa trường học và học viên của mình bằng StoryTelling. Nếu thương hiệu của bạn có những điều thú vị, đừng ngần ngại chia sẻ nó trên các kênh truyền thông. Một câu chuyện là cách hiệu quả để cung cấp sự gắn kết giữa trường và các học viên tiềm năng, khiến cho họ cảm thấy mình như một phần của doanh nghiệp. Điều này sẽ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Điều đặc biệt ở đây là doanh nghiệp của bạn không cần phải có thâm niên lâu năm để có thể bắt đầu xây dựng hoạt động StoryTelling. Nếu doanh nghiệp của bạn đã hoạt động lâu năm mà chưa xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Hãy bắt đầu ngay và kể câu chuyện của mình đến khách hàng.
Ngược lại, nếu bạn là một doanh nghiệp mới. Nếu có bất cứ vấn đề thú vị nào xoay quanh câu chuyện thành lập doanh nghiệp giáo dục, hãy chia sẻ.
2.7. Định hướng cho học viên
Đây là một phần hoạt động Branding, nếu cơ sở giáo dục giúp cho học viên định hướng đúng đắn về tương lai sau khi kết thúc khóa học. Họ sẽ nhận được giá trị và có khả năng quay lại cao hơn. Hoạt động này thường bị bỏ qua ở các trường học chính quy nhà nước, trường đại học. Bạn có thể lấy yếu tố này làm lợi thế cạnh tranh trên thị trường, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tích cực hơn từ phía học viên.
Định hướng đúng cho học viên là một phần không thể thiếu trong chiến lược branding của doanh nghiệp giáo dục
2.8. Thể hiện sự đa dạng
Trường học là một xã hội thu nhỏ, vì thế thể hiện sự đa dạng để tiếp cận nhiều đối tượng nhất. Ý tưởng này nên được thực hiện nếu như cơ sở giáo dục của bạn giảng dạy nhiều ngành nghề khác nhau. Nếu doanh nghiệp chỉ giảng dạy ở một lĩnh vực nhất định và có cho mình nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, điều này là không cần thiết.
2.9. Xây dựng và phát triển liên tục
Xây dựng thương hiệu giáo dục chưa bao giờ là việc làm 1 lần là xong. Điểm lợi của thương hiệu giáo dục hơn các lĩnh vực khác chính là tính bền vững, bạn không cần phải thay đổi hoặc Rebranding ngành giáo dục thường xuyên những lĩnh vực khác (vì họ cần thay đổi thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của thị trường).
Tuy nhiên, bạn cần phải theo dõi những thay đổi bên trong và bên ngoài thương hiệu của bạn khi nó phát triển và những thay đổi bên ngoài có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn như thế nào.
3. Dịch vụ Branding lĩnh vực giáo dục tại TELOS
Nhiệm vụ của cơ sở giáo dục là giảng dạy và tạo ra giá trị cho học viên cũng như xã hội. Việc thực hiện xây dựng hay thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, chiến lược phát triển thương hiệu sẽ tiêu tốn rất nhiều công sức và chi phí của doanh nghiệp. Vì thế nên, làm việc với một Agency chuyên về Branding sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Tại TELOS, chúng tôi cung cấp dịch vụ branding sáng tạo đúng “màu” thường hiệu
TELOS tin rằng chúng tôi là sự lựa chọn hoàn hảo để doanh nghiệp của bạn có thể hợp tác và làm việc. Với kinh nghiệm thực hiện dự án về lĩnh vực giáo dục, TELOS là sự lựa chọn hoàn hảo để “vẽ nên chân dung thương hiệu giáo dục”. Tham khảo quy trình làm việc tại đây: https://telos.vn/dich-vu-thiet-ke-branding/
KẾT LUẬN
Xây dựng và thiết kế nhận diện thương hiệu giáo dục không nhưng những lĩnh vực khác. Giáo dục là sự kết nối, sự thấu hiểu và là một giai đoạn trong cuộc đời của mỗi khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn để đồng hành. Vì vậy, để đem đến cho khách hàng niềm tin rằng bạn xứng đáng để họ lựa chọn. Hãy bắt đầu xây dựng thương hiệu giáo dục của mình ngay từ bây giờ.
Nguồn tham khảo:
- penji.co
- fabrikbrands.com