Nội dung
I. Phương pháp và ý tưởng chia module tại TELOS
“Tell me and I forget. Teach me and I remember. Involve me and I learn.” – Benjamin Franklin
(Tạm dịch: “Hãy nói với tôi, tôi sẽ quên. Hãy dạy tôi, tôi sẽ nhớ. Hãy để tôi tự trải nghiệm, tôi sẽ học được.”)
Tại TELOS Academy, phương pháp học UI/UX không theo kiểu truyền thống, nơi bạn phải tiếp thu tất cả kiến thức lý thuyết trước rồi mới thực hành. Thay vào đó, chúng tôi tin rằng việc học đi đôi với hành sẽ giúp bạn nắm bắt kiến thức tốt hơn và áp dụng được ngay vào thực tế. Chúng tôi chia nhỏ hành trình học UI/UX thành các module – mỗi khóa học là một bước đi vững chắc, giúp bạn nắm bắt kiến thức và áp dụng chúng vào thực tế thông qua phương pháp thực hành trong từng module học.
Phương pháp này cũng liên quan đến triết lý M.V.P. mà TELOS đã đề cập trong bài viết trước. Bạn học theo từng tầng, mỗi module là một phiên bản hoàn thiện hơn của chính bạn thông qua trải nghiệm thực tế và sản phẩm cụ thể. Từng bước tiến tới sẽ giúp bạn không chỉ hiểu sâu mà còn có thể vận dụng ngay kiến thức vào công việc thực tế, tạo nên sự chắc chắn và tự tin hơn trong hành trình học UI/UX của mình. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá các module và ý nghĩa của nó.
II. Các cách xếp đặt module và lộ trình
1. Module và lộ trình
Trước hết, để chúng ta có thể cùng nhìn nhận vấn đề một cách thống nhất, hãy làm rõ hai khái niệm “module” và “lộ trình”:
- Module (Khóa học): Tại TELOS Academy, một module là một khóa học độc lập, tập trung vào một nhóm kiến thức cụ thể, kéo dài 8 buổi. Học viên có thể chọn module theo nhu cầu, từ công cụ (như Figma) đến tư duy thiết kế (UI/UX) hoặc kỹ năng chuyên sâu (Web, Mobile, Code).
- Lộ trình (Chuỗi khóa học): Là cách tổ chức các module theo một hướng phát triển cụ thể. Ví dụ, người mới bắt đầu và đã biết sử dụng Figma có thể học Nền tảng UI → Nhập môn UX → Web/Mobile; trong khi một designer muốn chuyển sang product designer có thể học Figma → UI→ UX → Mobile App→ Product Design Basic→ Product Management. Cách học này giúp học viên linh hoạt, tập trung vào mục tiêu riêng mà không bị bó buộc vào một lộ trình cố định.
Nói chung, module là các phần học độc lập, còn lộ trình là cách các module này được sắp xếp để hỗ trợ học viên học tập một cách có hệ thống và hiệu quả.
2. Phạm vi và cách thức học
Mỗi module gồm có:
- Thời lượng: 8 buổi, tối ưu kiến thức & thực hành.
- Giảng viên: Là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành, mỗi giảng viên phụ trách một module – là người có kiến thức chuyên môn sâu về module đó.
- Phương pháp: Học theo tư duy M.V.P. – tập trung vào phần cốt lõi trước, sau đó thực hành và ra sản phẩm ngay trong lớp.
- Ứng dụng: Áp dụng trực tiếp vào sản phẩm cá nhân hoặc dự án thực tế.
Đặc biệt, học viên có thể tuỳ chọn học theo từng module đơn lẻ hoặc tự kết hợp các module để tạo thành lộ trình chuyên sâu hơn và phù hợp với nhu cầu của từng học viên.
III. Các module và định hướng cụ thể của từng khóa học
1. FIGMA DÀNH CHO DESIGNER/DEVELOPER
Không chỉ là học công cụ, mà còn là học tư duy hệ thống trên nền tảng Figma
Figma đã trở thành công cụ được sử dụng phổ biến trong ngành UI/UX, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nó một cách có hệ thống, logic và tối ưu. Đây là khóa học giúp bạn:
- Hiểu ngôn ngữ thiết kế trong Figma, từ việc sử dụng Component, Variant, Autolayout đến quản lý color, typography, và các thiết lập token design.
- Làm quen với hệ thống thiết kế mà Figma mang lại, giúp bạn xây dựng file thiết kế có tính nhất quán, dễ dàng thay đổi và mở rộng.
- Thực hành trên dự án thật, giúp bạn không chỉ học cách sử dụng công cụ mà còn học cách áp dụng các nguyên lý thiết kế một cách trực quan và hệ thống.
- Cải thiện khả năng làm việc nhóm và hợp tác với developer, đảm bảo sản phẩm thiết kế của bạn không chỉ đẹp mà còn dễ dàng triển khai trong môi trường phát triển thực tế.
2. NỀN TẢNG VỀ UI DESIGN
Khóa học cung cấp vững vàng nhất về tư duy UI, chuẩn bị cho quá trình bước ra thực tiễn
UI Design không chỉ là việc sử dụng công cụ, mà là quá trình kết hợp các yếu tố thị giác (visual elements) như màu sắc, hình ảnh với bố cục hợp lý để tạo dựng giao diện trực quan, hài hòa. Quan trọng không kém là việc tổ chức chức năng, thiết kế tương tác và logic hóa các thành phần giao diện để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Khóa học này giúp bạn:
- Nắm vững các nguyên tắc thiết kế UI, từ cân bằng, khoảng cách, tỉ lệ, contrast, hierarchy đến grid system, giúp bạn tạo ra giao diện hài hòa và dễ sử dụng.
- Hiểu sâu về màu sắc, typography, layout, biết cách phối hợp chúng để tạo ra các thiết kế vừa đẹp mắt vừa dễ dàng sử dụng.
- Xây dựng tư duy thẩm mỹ đúng đắn, bạn sẽ biết tại sao một thiết kế đẹp và tại sao một thiết kế trông “lệch”, từ đó phát triển khả năng đánh giá và chỉnh sửa giao diện một cách tinh tế.
- Học cách làm việc nhóm, bàn giao tài liệu UI chuẩn chỉnh, giúp bạn có thể giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác trong dự án, đặc biệt là với team Developer.
3. NHẬP MÔN VỀ UX DESIGN
Lớp học căn bản về UX Research và Design chất lượng nhất thị trường
UX không chỉ đơn thuần là thiết kế giao diện, mà là tư duy sâu sắc về người dùng, nghiên cứu hành vi và giải quyết vấn đề cho người dùng. Tư duy UX đúng từ đầu giúp bạn tránh được các sai lầm phổ biến trong quá trình thiết kế. Khóa học này sẽ giúp bạn làm quen, hiểu rõ và ứng dụng được phương pháp UX vào công việc:
- Hiểu về UX Research – từ khảo sát, phỏng vấn, tổ chức workshop, đến phân tích dữ liệu để đưa ra những insight có giá trị.
- Học Design Thinking – cách tư duy giải quyết vấn đề thay vì chỉ chăm chăm vào thiết kế hình thức (UI).
- Thực hành xây dựng Persona, Customer Journey, Wireframe – các công cụ cốt lõi giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng.
- Học theo quy trình chuẩn quốc tế, với cơ hội nhận mentor từ những chuyên gia và công ty hàng đầu, giúp bạn thực hành và cải thiện kiến thức nhanh chóng.
4. CHUYÊN SÂU WEB DESIGN
Hiểu về bản chất, công năng, phân loại website và những tiêu chuẩn trong thiết kế web
Khóa học này không chỉ giúp bạn thiết kế giao diện website đẹp mắt mà còn trang bị cho bạn kiến thức sâu rộng về cách thiết kế một website tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và hiệu quả chuyển đổi:
- Hiểu về cấu trúc website – từ các trang đơn giản như landing page, e-commerce, đến các hệ thống web app phức tạp.
- Thiết kế UI/UX cho website, tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
- Chuyên sâu về Responsive Design, đảm bảo website hiển thị mượt mà và tương thích với tất cả các thiết bị và màn hình.
- Thực hành qua các dự án thực tế, học viên được trải nghiệm quy trình thiết kế thực tế và nhận feedback chi tiết để hoàn thiện kỹ năng.
5. CHUYÊN SÂU MOBILE DESIGN
Không chỉ là thiết kế, khóa này mang lại kiến thức tổng quan và chuyên sâu về xây dựng mobile app
Ứng dụng di động không chỉ cần UI đẹp, mà phải có UX tốt, tối ưu cho thao tác chạm, kéo, vuốt. Khóa học này giúp bạn:
- Hiểu về quy trình phát triển mobile app, từ lên ý tưởng, research đến triển khai.
- Học cách thiết kế UX của mobile app, đảm bảo dễ sử dụng, tối ưu hành vi người dùng.
- Thiết kế wireframe, flowchart, UI chi tiết cho mobile app, thực hành ngay trên dự án thực tế.
- Mentor là chuyên gia trong ngành mobile app, giúp bạn nắm rõ tiêu chuẩn thiết kế mobile chuyên nghiệp.
6. CODE FOR DESIGNER
8 buổi học để có góc nhìn từ phía lập trình viên – UI/UX Designer sẽ thấu hiểu hơn khi thiết kế
Rất nhiều Designer không biết code, điều này khiến việc bàn giao thiết kế khó khăn và dễ bị chỉnh sửa sai. Khoá học này giúp bạn tìm hiểu những kiến thức cơ bản về code đến ứng dụng vào thực tế, bạn sẽ trang bị được khả năng làm việc hiệu quả với lập trình viên, dễ dàng phối hợp làm việc, bàn giao thiết kế và đảm bảo tính khả thi trong việc triển khai:
- Hiểu về HTML, CSS, Tailwind, JavaScript, những thứ mà Developer cần để dựng web/app.
- Biết cách thiết kế có tính logic, tiện lợi, dễ phát triển, tránh trường hợp “thiết kế đẹp nhưng không thể code được”.
- Hiểu về hệ thống, teamwork tốt hơn với Developer, giúp công việc trơn tru, hiệu quả.
- Thực hành dự án thật, không chỉ học lý thuyết mà còn làm thực tế để hiểu sâu hơn.
7. CODE VỚI FRAMER
8 buổi học để tự thiết kế website đẹp và sống động không cần viết code
Rất nhiều người muốn thiết kế website chuyên nghiệp nhưng lại gặp khó khăn vì không biết code. Khóa học Framer thực chiến này được thiết kế để bạn có thể tự tay thiết kế website đẹp và sống động không cần viết code. Khóa học này sẽ trang bị cho bạn khả năng:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về Framer một cách có hệ thống, giúp bạn nhanh chóng làm chủ công cụ và hình thành tư duy sử dụng hiệu quả
- Thiết kế website tương tác và cuốn hút, mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời.
- Xây dựng portfolio trực tuyến chuyên nghiệp và ấn tượng, thể hiện kỹ năng thiết kế và các dự án nổi bật, giúp bạn tự tin chinh phục nhà tuyển dụng và khách hàng tiềm năng.
- Hiểu về cách Framer giúp làm việc hiệu quả với đội nhóm, đặc biệt là giữa designer và developer thông qua việc dễ dàng chia sẻ prototype tương tác.
- Bước đầu trau dồi kỹ năng làm việc với khách hàng trong quá trình thiết kế và trình bày.
Và còn đó những giáo trình đang được đội ngũ TELOS Academy ấp ủ để làm dày thêm cho các kiến thức mà một UI/UX Designer nên trang bị khi bước chân ra thị trường.
Tùy vào mục tiêu học viên có thể chọn lộ trình phù hợp, dưới đây là một vài ví dụ thực tế về sắp xếp chuỗi khoá học phù hợp với từng đối tượng thực tế, dưới đây là một vài ví dụ:
- Người mới học UI/UX: Figma→UI→UX
- Các bạn muốn cải thiện tư duy thẩm mỹ: Figma → UI
- Các bạn học chuyên về Web Design: Figma→UI→ Thiết kế Web → Code For Designer → Framer
IV. Vì sao TELOS chọn cách chia module?
1. Tối ưu nguồn lực giảng viên
TELOS quy tụ nhiều giảng viên giỏi, mỗi người mạnh một chuyên môn riêng. Việc chia nhỏ các khoá học giúp tận dụng đúng thế mạnh của từng người, mang lại trải nghiệm học tập chuyên sâu hơn cho học viên.
2. Quy hoạch kiến thức theo chủ đề
Các tổ hợp module được thiết kế để phản ánh đúng những tình huống thực tế trong nghề – ví dụ: muốn làm product thì cần module nào, muốn tập trung vào việc thiết kế thẩm mỹ thì nên học gì? Điều này giúp TELOS dễ dàng tạo ra các lộ trình học tập đa dạng mà vẫn đảm bảo chất lượng chuyên môn.
3. Phục vụ nhiều nhu cầu học
Không phải ai cũng học với cùng mục tiêu. Người thì muốn đổi nghề, người thì cần bổ sung kỹ năng, người lại muốn nâng tầm tư duy để nâng cấp chức vụ…. Việc chia module cho phép cá nhân hoá hành trình học mà không làm loãng nội dung hay trải nghiệm.
Thêm nữa nếu nhìn một cách thực tế đôi khi đây là một cách hay để phân bổ nguồn lực tài chính của bạn, đôi khi người học có thể chọn học ít module để nhập môn và bổ sung dần về sau để đảm bảo khả năng tài chính của mình.
V. Lợi ích của cách học module đối với học viên
1. Chủ động xây dựng lộ trình cá nhân và tối ưu nguồn lực
Bạn có thể bắt đầu học từ bất kỳ module nào phù hợp với trình độ và mục tiêu của mình. Bạn có thể chia nhỏ quá trình học và chi trả theo từng giai đoạn, vừa linh hoạt, vừa hiệu quả. Từ đó, học viên sẽ không còn phải áp lực về thời gian hay tài chính vì phải theo sát một chương trình cố định từ đầu đến cuối.
2. Hiểu rõ bức tranh toàn cảnh
Việc học theo từng cụm module giúp bạn nhận ra từng mảnh kiến thức đang kết nối với nhau thế nào – điều mà những chương trình học tuyến tính truyền thống thường không làm được.
3. Tạo được định hướng nghề rõ ràng
Ngay từ lúc chọn module, bạn đã phải tự đặt ra câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời: mình đang thiếu gì? mình muốn học gì và đi đến đâu? Điều này cũng chính là quá trình hình thành tư duy định hướng nghề nghiệp, vốn dĩ cần thiết từ sớm.
4. Giữ được sự mới mẻ khi học
Mỗi module là một trải nghiệm học tập riêng biệt, với đề bài, case study, giảng viên và nhóm bạn học mới. Điều này tạo cảm giác luôn được “đổi món”, tránh nhàm chán và dễ dàng bỏ cuộc so với những khoá học tuyến tính và dài hạn.
Kết Luận
Việc chia module tại TELOS là một hệ thống được thiết kế cẩn thận để giúp học viên phát triển một cách thông minh, hiệu quả và có định hướng. Dù bạn là người mới bắt đầu, đang chuyển ngành hay đã làm nghề và cần nâng cao, mô hình module cho phép bạn tự kiến tạo hành trình học phù hợp nhất với bản thân mình. Và trên hành trình ấy, TELOS không chỉ dạy bạn kiến thức – mà còn giúp bạn phát triển một cách tư duy học tập mới: chủ động, linh hoạt, và đầy cảm hứng.