Khi nói đến UX/UI design, nhiều người thường tập trung vào khía cạnh thiết kế. Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà tuyển dụng trên toàn cầu đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực UX design – một lĩnh vực rộng hơn bao gồm UX/UI designer và nhiều vị trí khác nhau. Cùng tìm hiểu các vị trí phổ biến trong ngành UX/UI nhé.
Nội dung
1. Vị trí UX Designer
Trong ngành UX, vị trí UX Designer là một trong những vị trí phổ biến nhất. Một UX Designer tại công ty cần có khả năng nắm bắt tư duy người dùng và tạo ra các thiết kế dựa trên nhu cầu của họ. Mục tiêu hàng đầu của UX Designer là thiết lập logic của user flow dựa trên cảm xúc và thái độ của người dùng khi sử dụng sản phẩm.
Công việc của UX Designer bao gồm:
- Nghiên cứu để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của người dùng, cũng như khảo sát thị trường để tạo ra sản phẩm nổi bật và mang lại trải nghiệm khách hàng vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh
- Tạo ra các prototypes (phiên bản thử nghiệm) và kiểm nghiệm sản phẩm
2. Vị trí UI Designer
Khác với UX Designer, UI Designer tập trung vào các phương thức tương tác của người dùng (input) như cảm ứng, bàn phím, chuột,… và output như âm thanh, hình ảnh, giao diện. Nhiệm vụ của nhân sự tại vị trí UI Designer là thiết kế giao diện làm sao cho người dùng dễ hiểu và dễ sử dụng.
Công việc của UI Designer bao gồm:
- UI prototyping
- Xây dựng site/app và hệ thống điều hướng
- Thực hiện thử nghiệm trên người dùng để đánh giá mức độ dễ sử dụng
- Hiểu và triển khai user flow
- Thiết lập system shortcuts
- Thiết kế giao diện cho website
- Chuyển hoá hướng dẫn của UX Designer thành bản thiết kế bằng cách lựa chọn các elements phù hợp
Bảng so sánh sự khác nhau giữa UX Designer và UI Designer:
Tiêu chí | UX Designer | UI Designer |
Mục tiêu chính | Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng | Thiết kế giao diện người dùng dễ hiểu và dễ sử dụng |
Phạm vi công việc | Nghiên cứu người dùng, khảo sát thị trường, tạo prototypes, kiểm nghiệm sản phẩm | UI prototyping, xây dựng site/app, hệ thống điều hướng, thiết kế giao diện, thử nghiệm người dùng |
Trọng tâm | Logic user flow, cảm xúc và thái độ của người dùng khi sử dụng sản phẩm | Phương thức tương tác của người dùng (input) và phản hồi (output) |
Phương pháp làm việc | Nghiên cứu, phân tích, thiết kế trải nghiệm toàn diện từ A-Z | Thiết kế các elements cụ thể như CTA, buttons, typography, icons |
Mục tiêu cuối cùng | Đảm bảo người dùng có trải nghiệm tốt nhất và hài lòng | Tạo ra giao diện người dùng trực quan và nhất quán theo brand guideline |
Ví dụ công việc | Thiết kế user flow cho ứng dụng đặt xe từ khi mở ứng dụng đến khi kết thúc chuyến đi và tối ưu hóa trải nghiệm qua phần đánh giá và bình luận | Thiết kế giao diện chào mừng, đặt xe, thanh toán, lựa chọn font chữ, typography, các icons và elements dựa trên brand guideline |
3. Vị trí Visual Designer
Nhiệm vụ chính của Visual Designer là tăng tính thẩm mỹ cho thiết kế. Công việc của họ không liên quan đến cách người dùng tương tác với giao diện. Thay vào đó, họ tập trung vào các yếu tố hình ảnh như kiểu chữ, màu sắc, đồ họa, hiệu ứng và bố cục để tạo nên một thiết kế hấp dẫn.
Công việc của Visual Designer bao gồm:
- Xây dựng moodboards (bảng ý tưởng về phong cách và cảm hứng hình ảnh)
- Tạo ra bản thảo thiết kế chi tiết
- Sử dụng biểu tượng và các yếu tố hình ảnh để tạo nên một thiết kế gây ấn tượng
4. Vị trí Motion Designer
Motion Designer đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hiệu ứng động cho website, giúp làm tăng sự thú vị và trải nghiệm của người dùng. Công việc chính của Motion Designer là tìm ra các hiệu ứng chuyển động phù hợp với thiết kế chung.
Công việc của Motion Designer bao gồm:
- Xây dựng các nguyên mẫu chuyển động
- Tạo motion graphics, hoạt ảnh và các yếu tố chuyển động khác
- Kiểm tra và đảm bảo rằng các hiệu ứng động hoạt động một cách mượt mà
5. Vị trí Interaction Designer
Interaction Designer tập trung vào việc thiết kế sự tương tác giữa người dùng và giao diện của website hoặc ứng dụng, chẳng hạn như cách chuyển đổi giữa các trang, hiệu ứng hiển thị của thanh menu hay thay đổi của các nút khi người dùng tương tác. Đây là một vị trí thường xuất hiện trong các tổ chức hoặc công ty lớn với các dự án phức tạp.
Công việc của Interaction Designer bao gồm:
- Tạo ra các nguyên mẫu tương tác người dùng
- Hiểu và phân tích sự tương tác của người dùng với sản phẩm
- Thiết kế các yếu tố tương tác như kéo, nhấp chuột, thả hoặc vuốt
6. Vị trí UX Researcher
UX Researcher có nhiệm vụ nắm bắt đầy đủ nhu cầu và mong muốn của người dùng. Họ tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu về hành vi của người dùng khi tương tác với web hoặc ứng dụng để thu thập những insight hữu ích. Các kết luận từ nghiên cứu của UX Researcher sẽ được trình bày cho đội ngũ thiết kế để định hướng các quyết định thiết kế trang web. Vị trí UX Researcher hiện còn khá mới ở Việt Nam và chủ yếu có mặt trong các tổ chức lớn.
Công việc của UX Researcher bao gồm:
- Thực hiện nghiên cứu, khảo sát hoặc thiết lập các bảng câu hỏi
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Tạo hành trình người dùng (user journey)
- Thực hiện kiểm tra tính khả dụng của thiết kế
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ chi tiết những công việc trong lĩnh vực UX/UI để xác định và theo đuổi vị trí mong muốn. Truy cập ngay vào DigiSource tham khảo những vị trí tuyển dụng hấp dẫn nhé.