Ở thời điểm hiện tại, chắc chúng ta không còn xa lạ gì với khái niệm coder. Họ có nhiệm vụ phát triển các phần mềm, ứng dụng công nghệ phục vụ cho cuộc sống. Nếu bạn đang có ý định học front-end, thì việc hiểu về các khái niệm như front-end, back-end, full stack developer là rất cần thiết. Trong bài viết ngày hôm nay, TELOS sẽ đào sâu vào khái niệm đầu tiên – Front-end để giúp bạn hiểu rõ hơn về một vị trí quan trọng trong đội ngũ phát triển công nghệ.
Bài viết liên quan:
- Đằng sau thành công của các dự án nhà TELOS
- Ngành UI Design và những điều bạn cần biết về nó
- TELOS – Đơn vị thiết kế NFT chuyên nghiệp
Front-end là gì?
Nội dung
1. Front-end là gì?
1.1. Giải thích khái niệm
Front-end là một phần quan trọng của website mà trong đó người dùng có thể tương tác và sử dụng. Front-end bao gồm tất cả những yếu tố hiển thị trên website mà người dùng có thể nhìn thấy một cách trực quan. Một số yếu tố quen thuộc như màu sắc, font chữ, hệ thống nút, giỏ hàng, hình ảnh…
Để tạo ra những yếu tố này, yêu cầu các lập trình viên học Front-end phải sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình dành riêng cho việc phát triển hệ thống front-end là HTML, CSS và Javascript.
Để cho bạn dễ hình dung, thì những gì đang hiển thị trong trang blog này bao gồm hình ảnh, chữ, font size đều được cấu thành từ những mã code. Hiển thị trực quan trước mắt để bạn có thể dễ dàng đọc và tận hưởng trang blog này.
Nếu bạn nhấp chuột phải – chọn Inspect. Bạn sẽ thấy toàn bộ các mã code mà bọn mình đã lập trình.
Front-end là tất cả những yếu tố hiển thị trên website, giao diện người dùng
1.2. Front-end developer là gì?
Front-end developer (hay còn gọi là những người phát triển giao diện người dùng là những người chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển Client side. Nghĩa là họ sẽ tạo ra những giao diện bắt mắt, dễ tương tác và dễ sử dụng. Khiến cho người dùng sử dụng website lâu hơn từ đó thỏa mãn mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể nói, người học front-end, nhà phát triển front-end là những người đứng giữa sự sáng tạo và logic. Nghĩa là họ phải đảm bảo giữa việc website phải thỏa mãn cả về yếu tố thị giác và logic. Tuy nhiên thì trong thực tế các front-end developer phải làm việc liên tục với đội ngũ đội ngũ UX/UI, đội ngũ back-end developer để cho ra sản phẩm cuối cùng thỏa mãn nhu cầu người dùng cả về mặt thẩm mỹ, chức năng và khả năng quản lý.
Tạo ra mọi thứ người dùng nhìn thấy, nhấp chuột hoặc sử dụng để nhập hoặc truy xuất thông tin trên trang web đều là công việc của front-end developer. Điều này đòi hỏi họ phải có kỹ năng cả về sáng tạo và hiểu biết về công nghệ. Trọng tâm chính của người học front-end là đảm bảo rằng không có sai sót hoặc lỗi ở giao diện người dùng và thiết kế xuất hiện đúng như mong đợi trên các nền tảng và trình duyệt khác nhau.
Front-end developer – người đứng giữa sáng tạo và logic
1.3. Mô tả công việc của một Front-end Developer
Các nhà phát triển giao diện người dùng thường làm việc với các tệp thiết kế và trình duyệt, sử dụng các công cụ tạo framework như TWIG và các bộ tiền xử lý như LESS hoặc SCSS để tạo HTML và CSS. Ngoài ra, họ cũng phải xây dựng các chức năng khác nhau của trang web thông qua Javascript.
Làm việc cùng với đội ngũ UX/UI để tối ưu giao diện người dùng. Họ cũng phải làm việc với đội ngũ back-end để đảm bảo rằng việc quản lý hệ thống dữ liệu được diễn ra suôn sẻ.
Cũng giống như bất kì lĩnh vực nào, người làm lập trình front end cũng cần cập nhật kiến thức liên tục. Họ phải chú ý đến từng chi tiết và phải sẵn sàng mở rộng và có tư duy cởi mở để giải quyết các vấn đề. Vì thế, việc ghi chú, lên chiến lược và tính đến các trường hợp mở rộng phát triển dự án về sau cũng là một phần công việc quan trọng của người làm Front-end.
Front-end dev là những kỹ sư xây dựng website
1.4. Cần các kỹ năng gì để trở thành Front-end developer?
- Kỹ năng HTML và CSS: Đây là bảng chữ cái mà bất kì người học front-end nào cũng cần phải thành thạo và hiểu rõ.
- Kỹ năng JavaScript/jQuery: JavaScript giúp các nhà phát triển tạo ra chức năng trên một trang web. jQuery là một thư viện JavaScript, mục đích của jQuery là làm cho việc sử dụng JavaScript trên trang web dễ dàng hơn.
- Kỹ năng Testing: thông thường thì trong đội ngũ doanh nghiệp có vị trí tester đảm nhiệm công việc này. Tuy nhiên thì hiểu về quy trình testing sẽ giúp người học front-end làm việc hiệu quả hơn.
- Kỹ năng Framework JavaScript: Framework là những nền tảng sẵn giúp người phát triển dựa vào đó để phát triển sản phẩm của mình dễ dàng hơn. Một số framework của JavaScript như: AngularJS, Backbone, Ember, và ReactJS sẽ chịu trách nhiệm cung cấp structure có sẵn code Javascript.
- Kỹ năng Responsive trên các giao diện khác nhau. Người học front-end cần phải có kỹ năng lập trình trên các giao diện có kích thước khác nhau.
- Kỹ năng Frontend frameworks: CSS và các framework front-end chịu trách nhiệm hỗ trợ chính cho CSS như những gì mà các frameworks JS hỗ trợ cho JavaScript trong quá trình thiết kế trang web.
- Kỹ năng Cross-Browser Development: tối ưu trang web, ứng dụng sao cho hoạt động tối ưu trên bất kì giao diện, trình duyệt nào.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
- Đảm bảo website thỏa mãn các tiêu chí về SEO
- Kiểm tra khả năng sử dụng của trang web và sửa lỗi (debugging).
Trên đây chỉ là những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất mà một người làm cũng như mới bắt đầu học front-end cần phải nắm vững. Tùy vào từng nhu cầu và lĩnh vực công việc khác nhau. Front-end developer sẽ phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau.
Cũng giống như những vị trí lập trình khác – người làm front-end cũng cần có rất nhiều kỹ năng khác nhau
2. Vai trò của Front-end trong lập trình
2.1. Làm việc với UX Designer để tạo ra giao diện phục vụ user
Như mình đã đề cập phía trên, làm việc với đội ngũ UX Designer là công việc xuyên suốt của người làm Front-end. Họ thường trao đổi với nhau về các vấn đề như thêm các tính năng mới vào trang web hoặc cải thiện khả năng sử dụng hiện tại của một chức năng.
Đôi khi, người làm UX sẽ đưa ra những chức năng chưa thật sự tối ưu để triển khai. Trong trường hợp đó, nhiệm vụ của người làm Front-end là phải cung cấp cái nhìn sâu sắc cho người làm UX về việc hiểu các thiết kế khả thi, xây dựng và điều chỉnh các yếu tố sao cho hợp lý.
Người làm UX và người lập trình front-end luôn làm việc cùng nhau để phát triển sản phẩm
2.2. Làm việc với UI Designer để tối ưu vẻ ngoài sản phẩm
UI Designer và Front-end là bộ đôi tạo ra những thiết kế ấn tượng, thu hút trên nền tảng website. Và để có thể làm được như thế, họ phải tuân theo những quy ước nhất định về thiết kế cũng như design system. Một trong những công cụ giao tiếp giữa 2 bộ phận này là Figma – một công cụ được đề cập rất nhiều trên trang blog của TELOS. Bạn có thể tìm đọc với Hashtag FIGMA.
Nỗi ám ảnh của những Front-end developer là những thiết kế với nhiều chi tiết cùng với đó là hiệu ứng chuyển động cực kỳ phức tạp. Nhiều lúc các UI Designer sẽ “cuốn theo nhịp sáng tạo” của họ mà tạo ra những thiết kế “thách thức” đối với Front-end. Vì thế người làm lập trình phải tư vấn cho các UI Designer về tính khả thi và khả năng sử dụng. Tránh việc ông thiết kế một đường – bà code ra một nẻo.
Nếu bạn là UI Designer, tham gia một khóa học front-end online sẽ giúp bạn gắn kết “tình thương mến thương” hơn với anh bạn front-end bàn bên. Hiểu được ý đồ của đối phương và chiếm trọn trái tim của anh ấy! (thông tin kéo xuống dưới nha).
Bộ đôi tạo nên thiết kế ấn tượng
2.3. Sản xuất và bảo trì trang web và giao diện người dùng
Trang web và giao diện là 2 thứ luôn được sửa đổi và cập nhật thường xuyên. Vào một ngày đẹp trời, doanh nghiệp của bạn hay của khách hàng có nhu cầu thay đổi bộ nhận diện, họ muốn cập nhật trang web và thêm những tính năng mới. Nhà lập trình Front-end có nhiệm vụ bảo trì, thêm, sửa đổi trang web sao cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Luôn luôn cập nhật, bảo trì giao diện người dùng
2.4. Tối ưu SEO
SEO là một khía cạnh quan trọng trong doanh nghiệp. Một trang web thỏa mãn các tiêu chí SEO phải đảm bảo nhiều yếu tố từ nội dung đến cấu trúc của website. Người làm front-end cũng cần hợp tác với bộ phận marketing để chỉnh sửa, cập nhật trang web để đáp ứng đầy đủ tiêu chí seo. Nếu bạn là người học front end cơ bản, biết một số kiến thức về SEO sẽ là điểm cộng rất lớn đấy!
Front-end giúp cho quá trình triển khai seo dễ dàng hơn
2.5. Kiểm tra trang web về khả năng sử dụng và sửa lỗi
Một sản phẩm luôn luôn cần nhiều đợt update để có thể hoàn thiện. Việc xảy ra lỗi trên website trong quá trình người dùng sử dụng là việc cơm bữa. Vì thế người làm front-end cần có một quy trình dò “bug” và “debug” để làm việc hiệu quả.
Dù là front-end hay back-end, fix vẫn là “niềm vui”
3. Khóa học Front-end dành cho Designer tại TELOS
3.1. Vì sao nên học?
Trong một thế giới mà kiến thức về coding vô cùng đồ sộ. Việc tự tìm hiểu khiến bạn ngợp trong kiến thức. Khóa học front-end tại TELOS sẽ đi sâu và cụ thể vào hướng dẫn bạn cách tạo ra một website hiệu quả chỉ thông qua 6 buổi học.
Việc hiểu nhau giữa UI/UX Designer và Front-end developer là điều cần thiết để dự án có thể hoạt động hiệu quả. Khóa học cung cấp cho bạn một lối tư duy lập trình thiết thực để hiểu rõ được bức tranh chung về xây dựng website. Giúp bạn hiểu và dễ dàng đồng hành mới coder trong dự án.
Là một lợi thế rất lớn giúp cho bạn tìm kiếm công việc sau này. Cũng như một công cụ giúp bạn trực quan hóa các thiết kế của mình.
Khóa học front-end dành cho designer
3.2. Những kiến thức mà học viên có được khi tham gia khóa học
Do đây là một khóa học front end online và offline dành cho designer. Vì thế những kiến thức mà TELOS đem đến chỉ gói gọn trong việc “hiểu và ứng dụng front-end để bổ trợ cho việc thực thi hóa những thiết kế”. Trong khóa học, TELOS sẽ tập trung vào những kiến thức:
- Hiểu về cách làm việc với HTML, CSS
- Kiến thức căn bản về Javascript
- Dùng CSS để định hình các thành phần trên một trang web.
- Học viên sẽ được hướng dẫn tạo ra sản phẩm thiết kế bằng HTML
Hình ảnh khóa học
Kết luận
Front-end developer là một vị trí quan trọng trong đội ngũ lập trình. Với vai trò biến những thiết kế thành hiện thực. Nếu bạn là một UI/UX Designer nhưng không biết làm cách nào để có thể làm việc, giao tiếp với họ một cách hiệu quả. Học front-end dành cho designer tại TELOS sẽ là giải pháp giúp cho bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình để được tư vấn kỹ lưỡng nhất!