Figma, được biết đến với vai trò là một công cụ chuyên biệt để thiết kế giao diện web/app, đồng thời cũng là một công cụ thúc đẩy làm việc theo nhóm liền mạch và hợp tác hiệu quả. Thao tác thuận tiện, bố cục dễ nhìn,… khiến cho việc học Figma không hề khó như các công cụ thiết kế khác. Chính vì thế, Figma đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc và trở thành lựa chọn hàng đầu đối với các doanh nghiệp trong thời gian qua.
Figma trở thành công cụ thiết kế hàng đầu được nhiều người lựa chọn
Nội dung
1. Vị trí của Figma hiện tại
1.1. Figma là gì?
Figma là một ứng dụng thiết kế giao diện người dùng và chỉnh sửa đồ họa trực tiếp trên nền tảng web. Users (Người dùng) có thể sử dụng công cụ này để thực hiện tất cả các loại công việc thiết kế đồ họa từ việc lên wireframe, thiết kế giao diện web, giao diện ứng dụng dành cho thiết bị di động, tạo template bài đăng trên mạng xã hội và mọi thứ khác.
Khác với các công cụ chỉnh sửa đồ họa khác, Figma hoạt động trực tiếp trên trình duyệt web. Điều này có nghĩa là users có thể truy cập các dự án của mình và bắt đầu thiết kế từ bất kỳ máy tính hoặc nền tảng nào mà không cần phải mua nhiều giấy phép hay cài đặt phần mềm.
Figma đã trở thành công cụ quen thuộc của dân thiết kế
1.2. Figma trở thành công cụ thiết kế số 1 trong chưa đầy 5 năm
Figma ra mắt vào năm 2016 khi Sketch và Adobe XD đang thống trị vị trí các công cụ thiết kế tối ưu. Nhưng những gì Sketch và Adobe XD thiếu là tính linh hoạt, dễ sử dụng và khả năng làm việc nhóm thì Figma có thể bù đắp hoàn toàn. Trên thực tế, nó đã (và vẫn là) công cụ duy nhất mà cả nhà thiết kế chuyên hay không chuyên đều có thể sử dụng thuận tiện.
Figma đã nổi lên trước đại dịch, nhưng mức độ phổ biến của nó đã tăng nhanh chóng vào năm 2020. Trong một cuộc khảo sát của UXtools.com, 12% nhà thiết kế đã sử dụng công cụ này vào năm 2018, và tăng lên con số khổng lồ 66% vào năm 2020.
Sự tăng trưởng đột biến của Figma qua các năm
Lý do cho sự tăng trưởng nhanh chóng này là gì? Đó có thể là sự dễ dàng trong chia sẻ tệp với các bên liên quan, khả năng làm việc trong thời gian thực với đồng nghiệp hay việc làm quen và học Figma khá dễ dàng. Một lý do khác là tiết kiệm chi phí khi Figma loại bỏ nhu cầu về các nền tảng phụ bởi đây là công cụ tất-cả-trong-một (all-in-one tool).
2. Tại sao Figma nên là lựa chọn cho các doanh nghiệp hiện tại?
Nếu như trước đây khi mọi yêu cầu thiết kế đều diễn ra trên một file Photoshop duy nhất, quy trình làm việc thường gặp như sau:
- Đầu tiên, các designers hoàn thành các yêu cầu thiết kế bằng cách sử dụng phần mềm thiết kế để chỉnh sửa ảnh, không kèm bố cục giao diện
- Tiếp theo, file thiết kế sẽ được chuyển cho các bên khác bằng email hay drive
- Cuối cùng, sau khi đảm bảo tất cả các bố cục chính xác, các designers sẽ tải các thiết kế lên Marvel, InVision hoặc RedPen để thu nhận phản hồi
- Tuy nhiên, sau vòng phản hồi thì một chu trình chỉnh sửa mới lại bắt đầu, dẫn đến việc đặt tên phức tạp như này final-ayana-FINALv3.psd.
Dù là quy trình làm việc phổ biến hiện nay nhưng nó không thực sự tối ưu, mất thời gian và dễ có sai sót nếu quá trình trao đổi không rõ ràng. Nhưng Figma lại giải quyết hiệu quả vấn đề học búa trên và trở thành một lựa chọn hàng đầu khi làm việc nhóm.
2.1. Tăng tính tương tác trong làm việc nhóm
2.1.1. Chế độ đa người dùng
Figma cho phép cộng tác theo thời gian thực trong một tệp thiết kế duy nhất. Điều này cho phép designer, các thành viên trong nhóm (Account, Project Manager) và thậm chí khách hàng có thể truy cập cùng một lúc. Tính năng này không chỉ thúc đẩy sự cộng tác, tiết kiệm thời gian mà còn loại bỏ khó khăn chỉ một người có thể truy cập tệp tại một thời điểm.
Chế độ này hoàn toàn giống với bộ ứng dụng cloud-based của Google suite nên chỉ với kiến thức Figma cơ bản, bạn có thể nắm được cách thức hoạt động của toàn bộ hệ thống này. Nhờ vào việc làm việc nhóm theo thời gian thực, đội ngũ leader sẽ nắm bắt được tình hình dự án và đưa ra các định hướng điều chỉnh kịp thời khi có sai sót.
Bạn có thể theo dõi ai đang làm việc truy cập trên file ngay lúc này
2.1.2. Hỗ trợ feedback tiện lợi
Nếu doanh nghiệp bạn đã sử dụng công cụ như Sketch kết hợp với Marvel, Invision, việc cập nhật thiết kế sau mỗi lần feedback chắc chắn đã tốn của bạn không ít thời gian. Với chức năng hỗ trợ bình luận ngay trong ứng dụng, cả trong chế độ prototyping và design, người dùng Figma có thể dễ dàng xem lại, phản hồi và giải quyết phản hồi mà không cần rời khỏi giao diện.
Bên cạnh đó, với tích hợp Figma trong Slack, bạn có thể nhận thông báo cho tất cả các nhận xét của Figma trực tiếp từ Slack. Điều này đặc biệt hữu ích khi làm việc từ xa vì thông tin có thể được hiển thị ở nhiều nơi. Hiệu quả công việc tăng lên khi các thành viên trong dự án cùng nắm thông tin nhanh chóng, đồng bộ.
Người dùng có thể vừa xem, vừa nhận xét ngay trên Figma
2.1.3. Công cụ dựa vào nền tảng web
Dù làm ngay trên trình duyệt web hay sử dụng ứng dụng trên các hệ điều hành từ Window, Macs, Minix đến Chromebook đều có thể sử dụng Figma. Đây là công cụ duy nhất hiện nay có thể làm được điều này. Mọi người đều có thể mở, xem, chỉnh sửa và nhận xét một file dù đang dùng hệ máy nào. Tất nhiên, Figma cũng có chức năng auto-save lưu trữ các thiết kế trên Cloud, xóa bay nỗi lo mất file khi lỡ tắt máy.
Thế nên, chỉ cần dành thời gian học Figma một chút, dù là một designer hay thực tập sinh, tất cả đều có thể dễ dàng dùng công cụ thiết kế và tham gia vào dự án, miễn là bạn có đường link cho phép quyền truy cập bản thiết kế.
Tất cả mọi thứ đều được lưu trữ online
2.1.4. Tăng hiệu suất brainstorm
FigJam là một bảng trắng ảo (tương tự như Miro) mà đội nhóm của bạn có thể sử dụng nó đồng thời để lên ý tưởng, phát triển quy trình làm việc và lên kế hoạch cho những bước chạy nước rút trong khâu thiết kế. FigJam đủ tốt để sử dụng trực tiếp trong các cuộc họp với các bên liên quan, khách hàng.
Đặc biệt khi làm việc từ xa, FigJam thực sự phát huy hết công dụng của một công cụ brainstorm: gọi trực tiếp cả team trên Figma, cùng thao tác trên một file, thuyết trình và tiếp tục theo dõi ý tưởng, truy cập Figma online ở bất kỳ thiết bị nào. Brainstorm trở nên thú vị, “màu sắc” hơn vì tính trực quan và thuận tiện của FigJam, nên kể cả dân không chuyên thì làm việc trên Figma cũng rất dễ dàng.
Sắp xếp, quản lý và thảo luận công việc hiệu quả với FigJam
2.2. Một nền tảng thiết kế theo hệ thống
Nền tảng thiết kế tập trung vào hệ thống giúp quy trình chạy trơn tru, loại bỏ vấn đề có thể xảy ra khi designer không xuất hiện kịp. Vì những thông tin thiết kế đã được chia sẻ, dù designer có bất chợt “biến mất”, quá trình thiết kế vẫn tiếp tục.
2.2.1. Styles và Components
Sau khi thiết lập các kiểu chữ, màu sắc và hiệu ứng (như bóng và mờ), và cần điều chỉnh, Figma sẽ tự động áp dụng các thay đổi trên toàn bộ dự án của bạn. Đối với các designer, điều này thực sự giúp công việc ít bận rộn hơn và có nhiều thời gian hơn để dành cho các nhiệm vụ quan trọng khác.
Components là những mảnh ghép có thể tái sử dụng trong các bản thiết kế giao diện. Chúng có thể được thiết lập một lần và sau đó sử dụng lại khi cần thiết trong toàn bộ dự án. Dù đơn giản như biểu tượng, trường biểu mẫu, nút… hay phức tạp như toàn bộ trang mẫu, nếu những yếu tố này được xác định ngay từ đầu, designer có thể thao tác hơn rất nhiều lần. Tương tự như Styles, Components, mọi thứ đều có thể thay đổi ngay lập tức và đồng bộ với những cập nhật mới.
Những kiến thức cơ bản, cách sử dụng và tư duy công cụ đều được giới thiệu trong khóa học Figma của Telos. Tham khảo ngay!
Tổ chức các components trong Figma rất đơn giản và linh hoạt
2.2.2. Libraries
Chia sẻ là quan tâm (“Sharing is caring”) và Figma cho phép người dùng làm điều đó thông qua việc tạo các Thư viện (Libraries). Nhờ tính chất đám mây (Cloud-based), các bộ sưu tập Styles và Components có thể được xuất bản và chia sẻ trên toàn dự án, nhóm và thậm chí toàn bộ tổ chức.
Khi đội nhóm mở rộng quy mô và các dự án phát triển mạnh mẽ hơn về quy mô và độ phức tạp, Libraries đảm bảo mọi người ở trên cùng một trang và nói cùng một ngôn ngữ, loại bỏ việc cập nhật cá nhân cho các cộng tác viên về những thay đổi mới nhất qua email hay Slack. Thay vào đó, các bản cập nhật và bổ sung nội dung Library ngay lập tức được phổ biến đến bất cứ đâu chỉ với một vài cú nhấp chuột.
Cách Figma Team Library hoạt động cùng Component và Style
2.3. Tối đa hóa quy trình thiết kế
2.3.1. File versioning
Version History của Figma giúp bạn dễ dàng theo dõi quá trình phát triển dự án. Nhờ chức năng lưu tự động, bạn có thể xem lại các phiên bản trước của mọi dự án. Hãy nghĩ đến các wireframe đã hoàn thành hoặc các vòng phản hồi – v2, v3, final-v20…. Với versioning, nhu cầu lưu các tệp với nhiều phiên bản khác nhau được loại bỏ vì các ảnh chụp nhanh được lưu tự động có thể được khôi phục, sao chép và thậm chí là chia sẻ.
Bên cạnh đó, các phiên bản cũng có thể được đặt tên và mô tả, đóng vai trò như một phương tiện tuyệt vời để giúp các thành viên cập nhật về lịch sử của dự án, những thay đổi nào đã được thực hiện và tại sao. Tuy tính năng này có hạn chế cho người dùng miễn phí (chỉ được xem lịch sử sửa file trong vòng 30 ngày), nó vẫn giúp ích đáng kể cho công việc thiết kế của nhóm.
Version History hoạt động theo dạng timeline cập nhật những thay đổi liên tục
2.3.2. Auto layout
Tính năng Auto layout của Figma được sử dụng để dễ dàng điều chỉnh khoảng cách bên trong và xung quanh các yếu tố thiết kế (design elements). Trước đây, khi phải thay đổi kích thước tất cả các nút trong một dự án, UI/UX designer sẽ phải thay đổi kích thước một cách thủ công và sắp xếp lại nhãn cho mọi trường hợp.
Nhưng với Auto Layout, designer giờ đây có thể thiết kế một cách đồng bộ với một vài cú nhấp chuột. Một khi Auto Layout được áp dụng trên Components, sau mỗi lần thay đổi, Figma sẽ hoạt động như “dòng chảy ma thuật” cập nhật toàn bộ dự án phù hợp với hướng thay đổi.
Auto layout khiến mọi thứ trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn
2.3.2. Plugin
Hãy coi plugin là mã gian lận cho các tác vụ lặp đi lặp lại, tốn thời gian hoặc khó thực hiện. Nếu bạn đã từng nghĩ đến những tác vụ đấy, rất có thể một plugin đã được tạo để đáp ứng. Từ việc xuất hình ảnh có sẵn đến kiểm tra khả năng tiếp cận màu sắc. Và vì mỗi người dùng đều có thể phát triển và chia sẻ các plugin của riêng mình, các plugin mới sẽ liên tục được thêm vào.
Plugin của Figma rất đa dạng và liên tục cập nhật
Figma đại diện cho tương lai. Với các tính năng thông minh giúp các designer thiết kế và cộng tác, tập trung vào hệ thống và quản lý phản hồi một cách dễ dàng, Figma sẵn sàng dẫn đầu ngành công cụ thiết kế trong nhiều năm tới. Chính vì thế mà công cụ này vẫn đang tiếp tục phát triển hàng ngày, bạn nên cập nhật và học Figma nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Khóa học thiết kế Figma dành cho doanh nghiệp
Vì vậy, các khóa học Figma dành cho doanh nghiệp mở ra tạo điều kiện cho cả đội ngũ làm việc đồng bộ, hiệu quả hơn. TELOS là đơn vị cung cấp Khóa học thiết kế Figma dành cho doanh nghiệp đầu tiên với các kiến thức Figma tổng quan nhất, từ kinh nghiệm của một đội ngũ đã sử dụng Figma từ năm 2018. Khóa học giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa công cụ Figma để giao tiếp trực quan, tự động hóa, từ đó rút ngắn tiến độ dự án.