Nếu bạn đang tìm hiểu và không biết đâu là lộ trình đúng đắn để học ux ui một cách hiệu quả, thì bài viết này là dành cho bạn. Hiện nay chưa có nhiều cơ sở chính quy đào tạo lĩnh vực này,tuy nhiên các khóa học cũng như kiến thức trên mạng thì vô số kể. Vậy bạn phải làm gì để không bị quá tải khi mới tiếp xúc với ngành. Tự học hay đi học là tốt hơn? Tìm việc ở đâu? Kiến thức chuyên môn nào cần nắm? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Bài viết liên quan:
- Hé lộ sự khác biệt giữa UI UX design, bạn đã biết?!
- Ngành UI Design và những điều bạn cần biết về nó
Lộ trình nào đúng đắn để trở thành ui/ux designer chuyên nghiệp?
Nội dung
1. Xác định mục tiêu
UI và UX là 2 lĩnh vực tuy liên quan đến nhau nhưng công việc lại hoàn toàn khác nhau (xem lại bài viết sự khác biệt giữa UI và UX). Vì thế việc đặt ra mục tiêu trước khi bạn bắt tay vào học ux ui là điều hết sức quan trọng. Cũng như bất kì quyết định nào trong cuộc sống, việc có mục tiêu giúp bạn đi nhanh và không lạc lối khỏi quỹ đạo mà mình đã vạch ra.
Để xác định mục tiêu, đầu tiên bạn lấy giấy bút ra và trả lời những câu hỏi sau đây:
- Bạn biết về ngành UX/UI qua đâu? Người thân, đồng nghiệp, bạn bè hay qua internet?
- Thế mạnh của bạn là gì?
- Vì sao bạn quyết định theo đuổi lĩnh vực này?
- Hãy tưởng tượng ra viễn cảnh khi bạn trở thành một UX/UI chuyên môn và viết ra vào giấy đi nào.
Tùy vào từng thế mạnh và mục tiêu khác nhau. Bạn có thể học ux ui chuyên sâu vào một chuyên môn cụ thể. Nếu như bạn là một người thích thú làm việc với bố cục, màu sắc và graphics. Bạn có tiềm năng trở thành một UI Designer đấy. Ngược lại, bạn là người thích làm việc với dữ liệu, nghiên cứu tâm lý, hành vi khách hàng thì UX Designer chính là lựa chọn trong sự nghiệp của bạn.
Có thể bạn chưa biết, có đến 9 vị trí khác nhau trong lĩnh vực ux/ui (theo thống kê từ google). Tại các tổ chức lớn, các vị trí này sẽ được phân chia rõ rệt. Tuy nhiên tại các công ty quy mô nhỏ thì lại không rõ ràng như vậy. UI/UX designer thường sẽ đảm nhiệm khá nhiều đầu việc khác nhau. Hãy nghiên cứu trước khi bắt tay vào học ux ui.
9 vị trí trong UX/UI là:
- Interaction Designer
- Visual Designer
- Motion Designer
- VR/AR Designer
- UX Researcher
- UX Writer
- UX Program Manager
- UX Engineer
- Conversation Designer
Để hiểu rõ hơn về từng vị trí, bạn có thể tìm đọc khá nhiều bài viết trên các diễn đàn thiết kế như Medium, Coursera, Adobe…. TELOS sẽ sớm tổng hợp thông tin và đem đến cho các bạn bài viết tổng quan về 9 vị trí trong lĩnh vực ux ui. Cùng đón chờ nhé!
Xác định mục tiêu giúp bạn đi nhanh và xa hơn
2. Tìm hiểu các thông tin cơ bản
Rồi, quá trình học ux ui của bạn sẽ bắt đầu từ giai đoạn này đây. Đầu tiên, đừng vội vàng lao đầu vào các kiến thức chuyên môn liên quan. Bạn sẽ quá tải và nản ngay thôi vì lượng kiến thức trong ngành là rất rộng. TELOS khuyên rằng bạn nên dành 1 – 2 tháng tìm hiểu mọi thông tin về ngành. Chưa cần thực hành vội, ở giai đoạn này nhiệm vụ của bạn chính là tích lũy cho mình càng nhiều thông tin càng tốt. Mỗi ngày bạn có thể dành ra từ 1-2 tiếng để đọc cái bài viết dành cho người mới bắt đầu. Còn nếu bạn chưa biết học ui/ux bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo các nguồn uy tín như:
- Trang blog này (Telos.vn)
- Medium – tìm đọc các bài viết về ngành của một số tác giả nổi tiếng như anh Hoàng Nguyễn, Gloria Lo, DesignLab…
- Kênh youtube như Nhan Luu, Mini Chilli, hay video về UX Design Career Path của anh Hieu Nguyen…
- DAS – Design Anthropology School
- Qua sách: Cuốn sách mà TELOS thật sự khuyên bạn nên đọc nếu muốn vào ngành chính là cuốn Design everyday of things (hay tên tiếng việt là thiết kế lấy người dùng làm trung tâm của Don Norman). Cuốn này rất dễ đọc và hoàn toàn phù hợp với người mới.
- Các cộng đồng trên Facebook.
Medium – cộng đồng sáng tạo nổi tiếng
Ngoài ra, bạn cũng cần thêm thông tin về công nghệ mới để có cái nhìn tổng quan về cách mà thế giới cũng như ngành học ux ui ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, một điều quan trọng mà bạn cần nhớ đó là hãy đọc 1 cách có chọn lọc, hãy tìm kiếm các bài viết dành cho người mới. Tránh lao đầu vào những bài viết mang nặng tính chuyên môn.
Nhớ ghi chép lại những thông tin quan trọng. Có thể hơi mất thời gian nhưng nó sẽ giúp ích cho bạn khá nhiều trong khoảng thời gian sắp tới đấy!
3. Tham gia các khóa học
Sau khi đã tích lũy được cho mình những thông tin cần thiết,bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện chính là “đi học thiết kế ui ux”. Hiện nay thì ngành này chưa xuất hiện nhiều trong các trường đại học. Thông thường, những bạn học thiết kế đồ họa, công nghệ thông tin sẽ chuyển hướng sang làm UX UI. Nếu bạn là một người trái ngành thì cũng không có gì phải lo lắng. Kiến thức về UX UI hiện nay hoàn toàn có thể dễ dàng được tiếp cận qua việc học ở các trung tâm đào tạo.
Việc tham gia các khóa học đem lại cho bạn nhiều lợi thế hơn so với những người tự học, điển hình như:
- Được hệ thống kiến thức một cách chính xác thông qua giáo án từ giảng viên, giúp bạn có lộ trình học ux ui đúng đắn.
- Khả năng kết nối, bạn sẽ được làm việc và học tập với những cá nhân cũng đang vào ngành như bạn.
- Quan trọng nhất là bạn tìm được mentor cho mình là các giảng viên hoặc đàn anh đi trước. Mentor sẽ là người hướng dẫn, đồng hành cùng với bạn trên chặn đường sắp tới.
Với đội ngũ giảng viên là những người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực. TELOS tự hào là trung tâm cung cấp các khóa học ui ux đi đầu xu hướng. Các khóa học tại TELOS đi sâu vào từ công cụ cho đến chuyên môn. Ngoài ra, sau mỗi khóa học bạn sẽ được trang bị thêm cho mình một đồ án cuối kì với sự đánh giá và sửa chữa kỹ lưỡng từ phía giảng viên. Nếu bạn là người mới, TELOS chính là sự lựa chọn ngon – bổ – rẻ dành cho bạn. Liên hệ ngay để được tư vấn lộ trình miễn phí!
Khóa học figma giúp bạn làm chủ công cụ thiết kế UI UX mạnh mẽ nhất hiện nay
4. Cách tự học
Nếu bạn là sinh viên chưa có đủ kinh tế để tham gia các khóa học. Tự học ux ui chính là cách duy nhất để bạn có thể theo đuổi đam mê của mình. Suy cho cùng, việc tham gia các khóa học chính là rèn luyện cho bạn khả năng “tự học”. Không ai có thể đi cùng bạn trên con đường dài ngoài bản thân bạn. Vì thế kỹ năng tự học chính là vũ khí quan trọng giúp bạn trở nên vượt trội hơn.
Tự học đòi hỏi bạn phải kiên trì và khả năng chọn lọc thông tin thật tốt. Bạn có thể tự học thông qua rất nhiều cách. Từ sách, Youtube, các khóa học online tại Udemy, Coursera, Domestika… Nên nhớ rằng, tự học không phải là học 1 mình. Bạn cần mở rộng các mối quan hệ, tìm kiếm cho mình sự giúp đỡ từ bạn bè, mentor và những người trong ngành khác hỗ trợ bạn trong quá trình này.
Phương pháp hữu hiệu nhất mà chúng mình khuyên bạn hãy đăng ký khóa học ui/ux online của Google tại Coursera. Đây chính là kim chỉ nam cho tất cả những người tự học ux ui. TELOS đảm bảo khi hoàn thành khóa này các bạn sẽ có định hướng rõ ràng trên con đường trở thành UX/UI Design.
Google UX Design – khóa học vỡ lòng dành cho dân nhập môn
5. Kiến thức chuyên môn cần nắm vững
Tùy vào kỹ năng chuyên môn mà bạn lựa chọn theo đuổi (UX hoặc UI). Bạn cần nắm vững chúng trước khi bắt đầu quá trình tìm việc.
Trở thành một UI Designer, bạn cần nắm vững những kỹ năng sau:
- Kỹ năng cơ bản về graphics design
- Sử dụng thành thạo công cụ thiết kế
- Có kỹ năng đọc hiểu và phân tích
- Khả năng giao tiếp
- Tư duy về bố cục, màu sắc. element. lưới , khoảng cách
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng làm việc với Developer
- Khả năng Research thông tin và tìm cảm hứng
- Khả năng tự học ux ui để phát triển phù hợp với xu hướng
Khi bạn là UX Designer, hãy học hỏi và rèn luyện những kỹ năng dưới đây:
- Nắm được quy trình “thiết kế lấy người dùng làm trung tâm”
- Tạo ra chân dung người dùng
- Kỹ năng phân tích và nghiên cứu người dùng
- Kỹ năng thu thập dữ liệu, xử lý bias
- Kỹ năng thuyết trình, khả năng trình bày tư duy logic
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Sử dụng thành thạo công cụ tạo User Flows và Wireframes
- Usability testing – kiểm tra khả năng sử dụng
- Có kiến thức cơ bản ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh doanh, marketing cho đến tài chính…
Kiến thức ngành là rất rộng, vì thế bạn cần cho mình lộ trình học hiệu quả
6. Cộng đồng
Có thể nói, cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học ux ui. Đây là nơi bạn có thể học hỏi thêm rất nhiều kiến thức về ngành mà chẳng tốn 1 đồng nào. Ngoài ra, nếu may mắn bạn cũng có thể tìm cho mình những người đồng hành cùng bạn phát triển trong những cộng đồng này. Một số cộng đồng nổi tiếng về UX/UI mà bạn nên tham gia vào:
- Cùng học Figma: Đây là nơi chia sẻ tất tần tật mọi thứ về công cụ thiết kế Figma (công cụ chính mà các UX UI designer sử dụng).
- UX & UI DESIGNER COMMUNITY: cộng đồng quốc tế về học ux ui. Bạn có thể học, tìm việc và giao lưu với mọi người từ khắp nơi.
- Cộng đồng UI/UX Design vietnam: Đây là cộng đồng lớn nhất tại Việt Nam dành riêng cho lĩnh vực UX UI. Hằng ngày đều có những cập nhật mới về ngành của như chia sẻ rất nhiều kiến thức.
Cùng học Figma – Cộng đồng chế meme figma hàng đầu Việt Nam
7. Tìm kiếm cho mình một Mentor
Lĩnh vực nào cũng vậy thôi, mentor sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc, gỡ rối và đưa ra lời khuyên cho bạn khi đối mặt với những thử thách khó khăn. Có nhiều cách tìm mentor , nhanh ẹ nhất chính là tham gia khóa học tại TELOS, các giảng viên ở đây sẵn sàng đồng hành cùng bạn tới khi thành master luôn. Còn nếu bạn muốn tìm mentor một cách “hơi thử thách hơn”, bạn có thể áp dụng cách sau:
- Bước 1: Hãy mở lòng
- Bước 2: Tham gia vào những cộng đồng học ux ui
- Bước 3: Nhắn tin cho 100 người hay hoạt động trên group
- Bước 4: Chờ đợi và sẽ có 3-4 người trả lời tin nhắn của bạn.
- Bước 5: Cho họ thấy quyết tâm của bạn
Đây sẽ là mentor nếu bạn đi học khóa Figma của ổng
8. Xây dựng dự án cá nhân
Trước khi đi xin việc, bạn cần có một vài “dự án cá nhân” để show ra cho nhà tuyển dụng xem khả năng của bạn. UX UI là ngành không quan trọng bằng đại học, có hay không cũng không ảnh hưởng nhiều đến lợi thế cạnh tranh của bạn. Chính những dự án cá nhân mà bạn thực hiện trong quá trình học ux ui mới là thứ nhà tuyển dụng xem xét.
Hãy thực hiện dự án của mình và đừng ngần ngại chia sẻ nó lên cộng đồng cũng như mentor của bạn. Việc bạn bị chê thậm tệ hay bị một đống feedback dội vào mặt là điều hiển nhiên sẽ xảy ra. Đừng quan tâm đến những bình luận ác ý. Tập trung vào cải thiện dự án của mình. Bạn sẽ thấy mình tiến bộ rõ rệt đấy.
Xây dựng dự án cá nhân là cách nhanh nhất để xin việc
9. Nên tìm việc ở đâu?
Có 2 cách để bạn tìm việc:
- Xin việc tại các công ty công nghệ, agency quảng cáo… thông qua các trang tìm việc như Topcv, TopDev, Career builder, VanTay Media…
- Tìm các công việc freelancer tại các group cộng đồng, nền tảng fiverr, upwork… Bạn nên trang bị cho mình kỹ năng ngoại ngữ cơ bản để làm việc nếu như muốn trở thành freelancer.
10. Mức lương cho từng vị trí?
Hiện nay, học ux ui giúp bạn có được nguồn thu nhập đáng mơ ước. Đây là một trong những ngành top đầu với mức lương khởi điểm. Trung bình ở vị trí junior rơi vào từ 8 – 12 triệu. Tuy nhiên nếu bạn làm ở tập đoàn lớn thì mức lương vị trí junior dao động từ 20 – 25 triệu. Ở vị trí Senior, mức lương thường sẽ giao động khoảng 28 – 35 triệu 1 tháng. Một con số đáng mơ ước của bất kỳ ai.
Nếu như bạn là Freelancer, nguồn thu nhập của bạn là không giới hạn. UX UI là lĩnh vực mà các doanh nghiệp tìm kiếm freelancer rất nhiều. Bạn có thể deal mức thù lao cho mỗi dự án cao gấp 3 – 4 mức lương hiện tại của bạn.
UX UI Design là lĩnh vực có mức lương hàng đầu hiện nay
Quá trình học ux ui không hề khó nếu như bạn có một lộ trình học tập đúng đắn. Dù chọn lộ trình tham khóa học hay là tự học, đam mê thôi là chưa đủ. Bạn phải thật sự kiên trì, vạch ra một chiến lược học tập và trau dồi cũng như sẵn sàng để học hỏi thêm nhiều lĩnh vực mới liên quan. Hãy cặm cụi làm việc, học tập và chắc chắn 1 ngày bạn sẽ trở thành một UX UI designer thật thụ. TELOS xin được đồng hành cùng bạn trên chặn đường phía trước. Hãy đón xem thêm nhiều bài viết của chúng tôi, hỗ trợ bạn trong quá trình học ux ui.