Trong một cuộc khảo sát của UXtools, 37% nhà thiết kế cho biết đã sử dụng Figma vào năm 2019, so với con số khổng lồ 66% vào năm 2020. Nhu cầu học Figma tăng cao và công cụ này đang trở thành một trong những công cụ thiết kế UI/UX mạnh mẽ nhất. Đặc biệt, Figma từ việc chỉ là một công cụ nghe có vẻ thú vị hiện tại đã trở thành ứng dụng gần như “bắt buộc phải biết” của bất kì UI/UX designer nào.
Không chỉ là lựa chọn của các designer, hiện nay các doanh nghiệp đang dần áp dụng Figma vào trong quy trình làm việc để tăng năng suất công việc, cũng như tăng khả năng giao tiếp giữa team thiết kế và các bộ phận khác.
Figma trở thành một trong những ứng dụng thiết kế tiện lợi và tối ưu nhất
Nội dung
Lý do khiến Figma trở thành công cụ “1 người xài – nhiều người vui”
Nếu bạn Search “Figma là gì” trên Google, bạn sẽ thấy có vô số kết quả được hiển thị. Tuy nhiên, định nghĩa về công cụ này lại khá đơn giản.
Dễ hiểu, Figma là công cụ thiết kế đồ họa hoạt động trên cả web và app. Ra mắt lần đầu vào 2015 với bản dùng thử và chính thức trình làng vào 2016, Figma trở thành cái tên gây ấn tượng mạnh. Khác với những phần mềm đã ra mắt trước đó như Adobe XD hay Sketch, Figma nổi bật với tiện lợi làm việc trực tiếp trên website và lưu trữ trực tiếp trên đó, tiện lợi cho teamwork và cả công việc với khách hàng.
Figma cực kỳ tiện lợi khi sử dụng cho teamwork cũng như trao đổi với khách hàng
Nhờ khả năng liên kết giữa mọi người với nhau, các bộ phận liên quan sẽ dễ dàng nắm bắt được tiến độ công việc, giúp các designer đỡ phải rơi vào trầm tư khi nghe “Ủa em” lúc 3h sáng hay những cuộc gọi lúc nửa đêm đầy ám ảnh.
Thực ra, khóa học Figma còn hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn thế nữa. Bởi công cụ này sở hữu:
Tính cộng tác cao
Với Figma, người dùng có thể chỉnh sửa thiết kế, theo dõi các thay đổi và chia sẻ liên kết trong thời gian thực ở bất kỳ nơi nào, miễn là có kết nối mạng. Phần mềm này hoạt động giống như Google Documents, cho phép cộng tác trực tiếp với nhiều người dùng và thiết bị (bạn có thể so sánh Figma giống như Google sheet còn Photoshop hay Sketch như là Excel vậy). Bạn có thể chia sẻ quyền chỉnh sửa file Figma cho bất kì ai trong hay ngoài doanh nghiệp của bạn.
Những người đang xem và chỉnh sửa file đều được hiển thị ở đầu ứng dụng dưới dạng avatar hình tròn. Mỗi người cũng có một con trỏ được đặt tên riêng, vì vậy việc theo dõi ai đang làm gì rất dễ dàng. Nếu bạn muốn xem một ai đó đang làm gì, chỉ cần nhấp vào hình của người đó, bạn sẽ thấy được chế độ xem của họ.
Figma là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho teamwork
Figma cơ bản đã giải quyết một bài toán mà trước đây các công cụ thiết kế khác chưa làm được – đó là cho phép cộng tác giữa nhiều người dùng và nhiều thiết bị. Nhờ đó mà team của bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian lưu file, chuyển qua chuyển lại giữa các file, chia sẻ file,… Từ đó, quá trình làm việc được hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Tất cả trong một
Có thể nói Figma chính là đứa con lai sở hữu nhiều tính năng vượt trội của các công cụ khác nhau, gồm Sketch + Abstract + InVision + Craft + Liveshare + Freehand + Zeplin + Dropbox… – đều là những công cụ hàng đầu trong tối ưu hóa quy trình làm việc. Cụ thể thì Figma có:
- Một giao diện tương tự và tất cả các công cụ giống như Sketch.
- Prototyping: Tính năng tạo Prototyping tương tự Craft + InVision.
- Built-in Commenting (nhận xét tích hợp): Hiểu đơn giản là bất kỳ ai được chia sẻ liên kết đều có thể thêm nhận xét vào bất kỳ đâu trên file thiết kế, tương tự như cách hoạt động của nhận xét trong InVision. Bạn có thể gắn thẻ mọi người trong nhận xét, đánh dấu nhận xét là đã giải quyết và thậm chí tích hợp với Slack (Công cụ tạo phòng chat)
- Giúp Developer Handoffs file một cách tối ưu như Zeplin: Bằng cách học Figma và sử dụng nhuần nhuyễn công cụ này, các developer có thể xem kích thước, style và tải xuống các icon và hình ảnh từ URL của dự án.
- Khả năng cộng tác như Freehand: Nhiều người có thể cộng tác trong thời gian thực, tất cả mọi người đều nhìn thấy con trỏ của nhau trên màn hình và có thể làm bất kỳ thứ gì mà họ muốn.
- Liveshare: Nếu bạn nhấp vào hình đại diện của ai đó thì có thể xem được họ đang làm gì.
- Components: Tương tự như Sketch nhưng dễ xài hơn, giúp tối ưu hóa quy trình lặp đi lặp lại.
Giao diện sử dụng của Figma khá đơn giản
Với nhiều tính năng không chỉ giúp tối ưu quy trình làm việc và xử lý mọi tác vụ một cách nhanh chóng đăng ký khóa học Figma cho doanh nghiệp tại Telos, không học Figma là uổng lắm đó.
Xài Figma cũng giống như cách sếp hối Deadline bạn – Nhanh!
Có một sự thật là Figma nhanh một cách đáng kinh ngạc. Nhờ vào các tính năng tuyệt vời của mình, Figma hỗ trợ đội ngũ doanh nghiệp tối ưu hóa hệ thống design của mình. Với Figma, người dùng có thể dễ dàng tải lên, kéo, thu phóng, chỉnh sửa, chia sẻ và lưu về bản thiết kế một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, việc feedback của khách hàng cũng diễn ra nhanh chóng hơn. Đơn giản, chỉ cần chia sẻ link của file thiết kế và chia sẻ truyền bình luận là khách hàng và team design nhà bạn, hoặc các team có thể dễ dàng feedback, trao đổi để ra kết quả thiết kế nhanh chóng hơn.
Tối ưu quy trình làm việc
Hỗ trợ teamwork là thế mạnh của Figma bên cạnh những tính năng khác. Vì thế, việc cung cấp cho các nhân viên của mình một khóa học Figma có thể giúp đẩy nhanh tốc độ làm việc.
Figma hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ làm việc của team design
Không chỉ cho phép comment và trao đổi trực tiếp trên file, Figma còn tích hợp Slack (một công cụ tạo phòng chat cho doanh nghiệp) làm nơi giao tiếp cho những người cộng tác.
Dễ dàng truy cập – Làm việc bất cứ đâu miễn là bạn thích
Figma cơ bản là một công cụ nhẹ và ít tốn dung lượng máy. Hơn nữa, nó lưu file tự động nên bạn không cần phải lo về vấn đề cúp điện giữa chừng chưa kịp lưu file. Ngoài ra, do phương pháp lưu trữ dữ liệu theo phương thức lưu trữ đám mây. Bạn có thể dễ dàng truy cập từ bất cứ thiết bị nào miễn là có kết nối Internet.
Hiện tại, TELOS cung cấp khóa học Figma online và offline dành cho doanh nghiệp. Tham khảo tại đây: https://go.vantaymedia.com/figma-doanh-nghiep-course
Hoạt động trên mọi nền tảng
Figma hoạt động online trên bất kỳ hệ điều hành nào miễn là hệ điều hành đó có trình duyệt web. Ứng dụng này tương thích với tất cả các thiết bị từ máy Mac, PC chạy Windows, máy Linux và thậm chí cả Chromebook với Figma. Đây là công cụ thiết kế duy nhất có thể ứng dụng với hầu như tất cả loại máy có mặt trên thị trường hiện nay.
Figma có thể hoạt động trên cả web và ứng dụng
Trong công ty của bạn, không tránh khỏi việc có nhân sự sử dụng hệ điều hành MacOS và có người khác xài máy Window. Figma giúp liên kết những nhóm này lại với nhau. Tránh trường hợp gửi file “nhầm đuôi” và mất thêm thời gian convert.
Khả năng phát triển lâu dài
Tìm kiếm một công cụ để sử dụng lâu dài luôn là một bài toán khó cho bất kì doanh nghiệp nào. Nó ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp, phong cách làm việc của nhân viên và quan trọng hơn, nó cần phải tối ưu được chi phí đào tạo nhân viên cho một công cụ mới.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Figma cho doanh nghiệp của mình mà không cần quá lo lắng về tuổi thọ của nó. Các công ty danh tiếng hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và thiết kế đều đã dần cung cấp cho nhân viên học Figma để ứng dụng vào công việc. Điển hình có các ông lớn ngành công nghệ như công ty Microsoft, Zoom, Uber, Airbnb,… cho thấy tiềm năng phát triển của công cụ này là rất lớn.
Figma đã chứng kiến sự bùng nổ về tốc độ phát triển và mức độ phổ biến, số lượng người dùng (trong tổng số được hỏi) tăng từ khoảng 8% vào năm 2017 lên khoảng 57% vào năm 2020. Hiện tại, đây vẫn đang là Design Startup lớn trên thế giới với tài sản đạt 10 tỷ đô (số liệu vào tháng 5/2021).
Figma là design startup hàng đầu thế giới với quy mô không ngừng mở rộng
Chống “viêm màng túi”
Figma cung cấp cho người dùng phiên bản Figma cơ bản miễn phí với 3 Project và tối đa 2 người chỉnh sửa (nhưng bao nhiêu người xem cũng được). Đây là điều khiến cho Figma hoàn toàn phù hợp với bất kì doanh nghiệp nào trong thời gian đầu làm quen.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, team thiết kế có thể sử dụng Figma hoàn toàn miễn phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt. Tuy nhiên để sử dụng lâu dài thì công ty bạn cũng cần đầu tư một khoản tí xíu để nuôi sống đội ngũ Figma. Cụ thể, Figma cung cấp 2 gói dịch vụ là 15$ một tháng cho mỗi cộng tác viên với phiên bản Figma Professional và 45$ một tháng cho mỗi cộng tác viên với phiên bản Figma Organization.
Figma có nhiều gói giá, tuy nhiên phiên bản free cũng quá đủ để bạn “bung lụa” sáng tạo rồi
Đây không phải là mức giá rẻ, so với đối thủ của Figma là Sketch thì mức giá của Figma có thể nói là khá cao (Sketch cung cấp gói 8,25 đô la/tháng cho mỗi cộng tác viên). Tuy nhiên Sketch lại không cung cấp nhiều tính năng chỉnh sửa như Figma.
Đối với doanh nghiệp thì gói Figma Professional cung cấp hầu như toàn bộ tính năng để designer nhà bạn quẩy vô tư. Nếu bạn hoạt động trong Agency, gói Figma Organization sẽ cho bạn khả năng tùy biến sâu cũng như nhiều Plugin xịn sò giúp bạn nhanh chóng giải quyết những yêu cầu khó nhằn của khách hàng.
Vì thế, nếu bạn đang sở hữu một agency hoặc một doanh nghiệp cần sử dụng thiết kế, một khóa học Figma cho team designer của mình chắc chắn là những gì bạn đang tìm kiếm.
Cộng đồng sử dụng rộng rãi
Và một điều nữa là Figma có cộng đồng sử dụng rất lớn và vẫn đang phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Có cộng động đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn có nhiều phương án giải quyết vấn đề hơn. Ngoài ra thì họ còn chia sẻ vô số plugin hữu ích giúp tối đa hóa hiệu suất công việc trong doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
UX UI ngày nay đang đóng góp một vai trò quan trọng trong hệ thống Digital Marketing của doanh nghiệp. Vì vậy, một quy trình thiết kế UX UI phù hợp sẽ đảm bảo sự vận hành của bộ máy một cách trơn tru nhất.
Hi vọng qua bài viết các bạn sẽ có được một cái nhìn tổng quan về những lợi ích khi tích hợp Figma trong quy trình làm việc của doanh nghiệp. Và còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký ngay một khóa học Figma dành riêng cho đội ngũ designer của công ty bạn?
Liên hệ ngay với TELOS để được tư vấn!