Nội dung
6 Nguyên Tắc UX Cần Biết Trong Thiết Kế Web
Bạn đang tìm hiểu về thiết kế web và muốn tạo ra những trang web không chỉ đẹp mắt mà còn thân thiện với người dùng? Vậy thì việc nắm vững các nguyên tắc UX (User Experience – Trải nghiệm người dùng) là vô cùng quan trọng.
UX tập trung vào việc tối ưu trải nghiệm của người dùng khi tương tác với website, giúp họ dễ dàng đạt được mục tiêu và cảm thấy hài lòng. Dưới đây là 6 nguyên tắc UX cơ bản mà bất kỳ ai làm thiết kế web cũng cần biết.
1. User-Centricity (Lấy Người Dùng Làm Trung Tâm)
Thiết kế web lấy người dùng làm trung tâm (User-Centric Design – UCD) sẽ đặt người dùng vào vị trí trung tâm của toàn bộ quá trình thiết kế. Khác với cách thiết kế truyền thống đôi khi ưu tiên tính thẩm mỹ hoặc thông số kỹ thuật hơn nhu cầu người dùng, UCD tập trung vào:
- Nghiên cứu người dùng: Tìm hiểu nhu cầu, sở thích, mục tiêu, hành vi và những khó khăn của đối tượng mục tiêu thông qua phỏng vấn, khảo sát và kiểm tra khả năng sử dụng
- Thiết kế cho người dùng: Áp dụng kiến thức thu được từ nghiên cứu để tạo ra một website phù hợp với sở thích của người dùng, từ bố cục, điều hướng đến thẩm mỹ và các yếu tố tương tác
- Testing: Kiểm tra website với người dùng thực tế để xác định các vấn đề về khả năng sử dụng
Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm mang lại trải nghiệm tích cực, tăng sự hài lòng của người dùng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Người dùng có trải nghiệm tốt với website có xu hướng quay lại hoặc giới thiệu cho người khác.
2. Consistency (Tính Nhất Quán)
Tính nhất quán trong thiết kế web là việc sử dụng các yếu tố và cấu trúc thiết kế giống nhau trên toàn bộ website để tạo ra trải nghiệm đồng nhất cho người dùng. Điều này bao gồm việc sử dụng nhất quán về màu sắc, phông chữ, bố cục, menu điều hướng, hình ảnh và các tính năng tương tác.
Tính nhất quán quan trọng vì:
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Thiết kế nhất quán tạo cảm giác quen thuộc và tin cậy, giúp người dùng điều hướng và tương tác với trang web hiệu quả hơn
- Củng cố nhận diện thương hiệu: Thiết kế nhất quán giúp người dùng dễ dàng nhận biết website thuộc về một thương hiệu hoặc tổ chức cụ thể
Để đảm bảo tính nhất quán, bạn có thể:
- Kiểm tra website: Thường xuyên kiểm tra website trên các thiết bị và kích thước màn hình khác nhau để đảm bảo hoạt động trơn tru
- Thu thập phản hồi người dùng: Nhờ người quen kiểm tra trang web và cung cấp phản hồi
- Duy trì tính nhất quán thương hiệu: Đảm bảo thương hiệu được thể hiện nhất quán trên các kênh online và offline
3. Hierarchy (Hệ Thống Phân Cấp)
Hệ thống phân cấp trong thiết kế web là cách sắp xếp các thành phần trên trang để thể hiện tầm quan trọng và điều hướng mắt người dùng.
Mục đích của hệ thống phân cấp là giúp người dùng hiểu luồng thông tin và biết nhìn vào đâu tiếp theo. Khách truy cập có thể mất hứng thú rất nhanh, và nếu không có hệ thống phân cấp trực quan, họ có thể bị choáng ngợp và không tiếp thu được gì.
Các yếu tố của hệ thống phân cấp bao gồm sắp xếp nội dung, hình ảnh, màu sắc, độ tương phản, kiểu chữ, khoảng trắng và bố cục…
4. Context (ngữ cảnh)
Context là một khái niệm đề cập tới việc thiết kế website theo mục đích và cách sử dụng của người dùng. Hiểu được ngữ cảnh sẽ giúp: Tạo trải nghiệm người dùng liền mạch, đảm bảo trải nghiệm người dùng tối ưu trên các thiết bị và cung cấp giao diện nhất quán và thân thiện với người dùng.
Có nhiều loại ngữ cảnh trong thiết kế web, bao gồm:
- Ngữ cảnh người dùng: Đề cập đến cách người dùng tương tác với website hoặc ứng dụng, và có thể được chia thành ngữ cảnh vật lý (Vị trí, thiết bị,…) và tâm lý (Nhu cầu, mục tiêu và kỳ vọng,…)
- Ngữ cảnh thị giác: Là cách trình bày nội dung giúp cải thiện việc truyền tải thông điệp của website. Nó có thể bao gồm việc sử dụng hình ảnh, màu sắc và không gian
- Thiết kế theo ngữ cảnh: Là cách thiết kế mang lại trải nghiệm cá nhân hóa. Ví dụ, một trang TMĐT áp dụng thiết kế này sẽ điều chỉnh nội dung (ví dụ: sản phẩm) dựa trên hành vi người dùng (lịch sử tìm kiếm, mua hàng) và các yếu tố bên ngoài (thời gian, địa điểm, sự kiện)
5. User Control (Kiểm soát của người dùng)
Kiểm soát của người dùng trong thiết kế web là một nguyên tắc thiết kế lấy người dùng làm trung tâm, cho phép người dùng tự do tương tác với giao diện. Người dùng nên có thể dễ dàng undo, redo, cancel hoặc exit khỏi bất kỳ hành động nào họ thực hiện trong giao diện mà không cảm thấy bị mắc kẹt.
Một số cách để cho người dùng cảm giác kiểm soát:
- Cung cấp điểm thoát rõ ràng: Giúp người dùng dễ dàng hủy một task hoặc quay lại thao tác trước đó
- Thêm tính năng hoàn tác: Cho phép người dùng hoàn tác các thay đổi mà họ đã thực hiện đối với trạng thái của hệ thống
6. Accessibility (Khả Năng Tiếp Cận)
Khả năng tiếp cận là việc thiết kế và phát triển website sao cho mọi người, kể cả người khuyết tật, đều có thể sử dụng được. Điều này có nghĩa là mọi người có thể: Cảm nhận, hiểu, điều hướng và tương tác với web.
Đặc tính này cũng mang lại lợi ích cho những người không khuyết tật, ví dụ:
- Những người sử dụng điện thoại di động, đồng hồ thông minh, TV thông minh và các thiết bị khác có màn hình nhỏ,…
- Người lớn tuổi bị hạn chế khả năng do tuổi tác
- Người bị “khuyết tật tạm thời” như gãy tay hoặc mất kính
- Người có “hạn chế về hoàn cảnh” như ở nơi có ánh sáng mặt trời chói chang hoặc trong môi trường mà họ không thể nghe âm thanh
- Người sử dụng kết nối Internet chậm hoặc có băng thông hạn chế
Kết Luận
Nắm vững 6 nguyên tắc UX này sẽ giúp bạn tạo ra những website thân thiện với người dùng, mang lại trải nghiệm tốt và đạt được mục tiêu thiết kế. Để trở thành một Web Designer giỏi, bên cạnh kiến thức về UX như trên, bạn còn cần hiểu thêm về bản chất, công năng, phân loại website cũng như những tiêu chuẩn trong việc thiết kế website.
Với khóa học Thiết Kế Web Chuyên Sâu tại TELOS Academy, bạn sẽ nắm vững kiến thức về thiết kế web như UI/UX của website; cấu trúc web; thiết kế responsive; landing page, e-commerce… chỉ sau 8 buổi học! Hãy liên hệ TELOS để được tư vấn nhé!